Hai Tổng Giám đốc sai phạm gì trong vụ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tại VEAM (?)

08:00 23/05/2022

Phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV), cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM (trực thuộc Bộ Công thương) Trần Ngọc Hà và cựu Tổng Giám đốc VEAM Lâm Chí Quang cùng đồng phạm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng diễn ra tại TAND TP Hà Nội đang trong phần tranh luận về nguyên nhân và hành vi phạm tội của các bị cáo.

Trước đó, quá trình luận tội, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Hà từ 15-16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Cùng tội danh này, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo Lâm Chí Quang từ 10-11 năm tù. Đây là hai nhân vật quyền lực nhất của VEAM và với những sai phạm rất nghiêm trọng đã xảy ra tại VEAM thì vai trò, trách nhiệm của hai bị cáo quyền lực nhất là gì?

Bị cáo Trần Ngọc Hà (trái) và bị cáo Lâm Chí Quang tại phiên xử.

Bị cáo Trần Ngọc Hà (SN 1964, quê Thanh Hoá, cư trú ở phố Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) đang bị tạm giam là Chủ tịch HĐTV VEAM từ ngày 15/4/2011 đến ngày 31/12/2014. Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 8/8/2018, Trần Ngọc Hà là Tổng Giám đốc VEAM.

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, Vũ Từ Công (Kế toán trưởng VEAM) tham mưu, đề xuất, soạn thảo văn bản trình Tổng Giám đốc VEAM Lâm Chí Quang ký 4 chứng thư bảo lãnh thanh toán cho Vetranco (Công ty trực thuộc VEAM) vay tổng số tiền 193 tỷ đồng tại Vietinbank Chi nhánh Hà Nội, Agribank Chi nhánh Hoàng Mai, Agribank Chi nhánh Long Biên và BIDV Sở Giao dịch 3. Đến hạn thanh toán, Vetranco không trả được nợ vay nên VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu số tiền hơn 23 tỷ đồng và VEAM phải cho Vetranco vay để thanh toán nợ các ngân hàng số tiền gần 53 tỷ đồng, gây thiệt hại cho VEAM tổng số tiền 75,82 tỷ đồng.

Với quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch HĐTV VEAM, Trần Ngọc Hà biết và buộc phải biết việc bảo lãnh thanh toán cho Vetranco của Lâm Chí Quang và Vũ Từ Công là vi phạm về tỷ lệ bảo lãnh vay vốn quy định tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010 của Bộ Tài chính và vi phạm Quy chế quản lý tài chính, ban hành theo Quyết định số 12/QĐ-VEAM/HĐTV ngày 29/3/2012 của VEAM. Nhưng Trần Ngọc Hà vẫn tạo điều kiện cho Lâm Chí Quang và Vũ Từ Công thực hiện việc bảo lãnh, cho vay trái quy định gây thiệt hại cho VEAM số tiền 75,82 tỷ đồng.

Năm 2015, Trần Ngọc Hà với chức danh Tổng Giám đốc VEAM đã tự ý quyết định hợp tác với Công ty T-King (Trung Quốc) thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm xe ôtô tay lái bên phải để xuất khẩu sang Srilanka, nhưng không có Nghị quyết của HĐTV VEAM, không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt của VEAM. Tuy nhiên, Trần Ngọc Hà vẫn quyết định chuyển tạm ứng cho Công ty T-King tổng số tiền 400.000 USD để T-King nghiên cứu, phát triển các bộ linh kiện xe ôtô tay lái bên phải. Do kế hoạch trên không thực hiện được và không thu hồi được khoản đã tạm ứng nên VEAM bị thiệt hại số tiền gần 10 tỷ đồng. Hành vi của Trần Ngọc Hà đã vi phạm Luật Doanh nghiệp năm 2014, vi phạm Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước và vi phạm Điều lệ Tổ chức và hoạt động của VEAM.

Năm 2016, Dự án "Đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung" của VEAM đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chưa được Bộ Công thương xem xét quyết định đầu tư, nhưng Trần Ngọc Hà với chức danh Tổng Giám đốc VEAM vẫn thực hiện việc ký kết "Hợp đồng cung cấp Li-xăng" với Công ty ISEKI (Nhật Bản) và thanh toán hai đợt số tiền 2,5 triệu USD, nhưng sau đó không có căn cứ thu hồi, gây thiệt hại cho VEAM số tiền gần 57 tỷ đồng.

Quá trình xét xử, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà xác định, bị cáo Trần Ngọc Hà phải chịu trách nhiệm trong ba sai phạm: Thứ nhất là tạo điều kiện cho cấp dưới bảo lãnh vay ngân hàng trái quy định. Thứ hai là ký dự án với Công ty ISEKI (Nhật Bản) nhưng không được Bộ Công thương cấp phép. Thứ ba là ký quyết định hợp tác với Công ty T-King (Trung Quốc) khi không được Hội đồng thành viên VEAM thông qua, dẫn đến các dự án không thể thực hiện. Ba sai phạm của bị cáo Trần Ngọc Hà gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 130 tỷ đồng.

Đối với bị cáo Lâm Chí Quang (SN 1954, quê Quảng Bình, cư trú ở xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang bị tạm giam tại Trại tạm giam T16 Bộ Công an. Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, Lâm Chí Quang với chức danh Tổng Giám đốc VEAM đã ký 4 chứng thư bảo lãnh thanh toán cho Vetranco (Công ty trực thuộc VEAM) vay tổng số tiền 193 tỷ đồng tại Vietinbank Chi nhánh Hà Nội, Agribank Chi nhánh Hoàng Mai, Agribank Chi nhánh Long Biên và BIDV Sở giao dịch 3. Đến hạn thanh toán, Vetranco không trả được nợ vay nên VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu số tiền hơn 23 tỷ đồng và VEAM phải cho Vetranco vay để thanh toán nợ các ngân hàng số tiền gần 53 tỷ đồng, gây thiệt hại cho VEAM tổng số tiền 75,82 tỷ đồng.

Hành vi của bị cáo Lâm Chí Quang được xác định vi phạm về tỷ lệ bảo lãnh vay vốn quy định tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010 của Bộ Tài chính và vi phạm Quy chế quản lý tài chính, ban hành theo Quyết định số 12/QĐ-VEAM/HĐTV ngày 29/3/2012 của VEAM.

Quá trình xét xử, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà xác định, bị cáo Lâm Chí Quang sai phạm trong bảo lãnh thanh toán cho Vetranco vay 193 tỷ đồng tại 4 ngân hàng, giai đoạn 2011-2013. Đến hạn thanh toán, Vietranco không trả được nợ, dẫn đến VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu và phải trả nợ thay cho Vetranco hơn 65 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại phiên toà, bị cáo Trần Ngọc Hà không thừa nhận sai phạm như cáo trạng xác định mà chỉ nhận trách nhiệm của người đứng đầu VEAM. Trong khi đó, bị cáo Lâm Chí Quang thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã kết luận.

Nguyễn Hưng

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文