Lừa đảo "chạy án", chiếm đoạt 3 tỷ đồng

07:59 27/09/2022

“Nổ” có mối quan hệ xã hội rộng, có thể chạy án, Lê Hoàng Linh (SN 1977, nơi cư trú thôn Ngọc Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) và Phạm Văn Kiên (SN 1988, nơi cư trú khu Lưu Hạ, phường An Lưu, thị xã Kinh Môn) đã nhận 3 tỷ đồng của người bị hại.

Ngày 26/9, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương đã thông tin chi tiết về vụ án. Theo đó, căn cứ vào các tài liệu thu thập được, tháng 7/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố hình sự; khởi tố bị can đối với hai đối tượng Linh và Kiên cùng về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

2.jpg -0
2 đối tượng Lê Hoàng Linh và Phạm Văn Kiên.

Vụ án bắt nguồn từ đơn trình báo của anh Bùi Xuân Thuấn (SN 1984, trú tại phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn) gửi đến Công an thị xã Kinh Môn, tố cáo hành vi lừa đảo của hai đối tượng Linh và Kiên. Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an thị xã Kinh Môn phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương đã vào cuộc điều tra. Quá trình thu thập tài liệu, kết hợp với lời khai của đối tượng, vụ án đã được điều tra, làm rõ.

Trước đó (vào ngày 11/1), vợ Thuấn là Nguyễn Thị Tú (SN 1986) bị Công an huyện An Dương, TP Hải Phòng bắt giữ về hành vi “mua bán trái phép hóa đơn”. Thấy vợ bị bắt, Thuấn vô cùng lo lắng, đôn đáo tìm các mối quan hệ, mong rằng vợ sớm được tại ngoại. Khi đó, Thuấn cũng chia sẻ câu chuyện trên với người bạn là Hoàng Bảo Lộc (SN 1984, trú tại khu Lưu Thượng, phường Hiệp An, thị xã Kinh Môn). Vào thời điểm đó, vợ Lộc là chị Đậu Thị Thùy Dương cũng đang bị Công an huyện An Dương triệu tập do có liên quan đến vụ án trên nên Lộc cũng biết việc vợ của Thuấn đang bị bắt giữ.

Qua câu chuyện chia sẻ, Thuấn muốn vợ chồng Lộc trả lại khoản tiền trước đó đã vay để anh ta có kinh phí “lo” cho vợ được tại ngoại. Về phần Lộc, sau khi vay được tiền của vợ chồng Thuấn, Lộc tiếp tục cho Phạm Văn Kiên vay lại. Vì thế, khi Thuấn đòi tiền, Lộc cũng nói lại cho Kiên biết sự việc trên để lấy lại khoản tiền đã cho vay. Khi nghe Lộc kể chuyện, Kiên “nổ” rằng anh ta quen một người bên Hải Phòng; đồng thời nói rằng sẽ tìm mối quan hệ để giúp đỡ vợ Thuấn được tại ngoại…

Sau khi được Lộc thông tin lại, Thuấn khi đó như người “chết đuối vớ được cọc” đã chủ động liên lạc với Kiên; đặt vấn đề tìm người chạy án, chạy tại ngoại cho vợ mình. Kiên sau đó đã kể lại sự việc cho bố đẻ là ông Phạm Văn Sử; rồi nhờ ông Sử hỏi Lê Hoàng Linh việc chạy án và chạy tại ngoại cho chị Tú. Tiếp đó, sau khi có được số điện thoại của Linh, Kiên đã đặt vấn đề nhờ Linh chạy tại ngoại, chạy án cho chị Tú.

Theo đúng hẹn, sáng 19/1, Linh, Kiên, Lộc và Thuấn gặp nhau tại một quán cafe cạnh UBND quận Kiến An. Trong quá trình trao đổi, Linh khẳng định đây là việc dễ dàng, có thể lo được; sau đó Linh yêu cầu Thuấn cung cấp tên, tuổi địa chỉ của vợ chồng họ. Đến tối cùng ngày, Kiên nhận được điện thoại của Linh nói rằng Tú đã thành án, có giấy tạm giam rồi nên việc “chạy án” rất tốn kém. Sau khi biết được nội dung trên, Kiên đã thông báo lại với Thuấn. Sáng 20/1, Thuấn và Kiên đến Công an huyện An Dương gửi đồ cho chị Tú thì nhận được thông báo (bằng văn bản) về việc Tú đã bị tạm giam.

Cùng thời điểm này, Linh thông báo cho Kiên về các mức giá, theo đó chi phí 300.000 USD thì chị Tú được “trắng án”, còn tại ngoại là 200.000 USD. Dù số tiền trên là một khoản không nhỏ nhưng Thuấn vẫn quyết định sẽ chạy tại ngoại cho vợ mình. Sau khi thông qua Kiên nhờ Linh giảm một phần chi phí, Thuấn đôn đáo xoay xở tiền để lo cho vợ.

 Chiều ngày 20/1, Thuấn đã đi vay mượn một số người thân trong gia đình với tổng số tiền là hơn 1,8 tỷ đồng. Kể lại sự việc xảy ra, Thuấn cho biết: Để có số tiền trên, anh đã phải vay của người anh rể 450 triệu đồng; của một người quen ở Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là 400 triệu đồng; của người dì ruột là 120 triệu đồng… Số tiền còn lại là đòi nợ của Lộc được 500 triệu đồng. Khi vay, mượn tiền của những người trên, Thuấn đều yêu cầu mọi người chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của Kiên. Sau khi nhận số tiền của Thuấn, Kiên chuyển 1 tỷ đồng vào tài khoản của Lê Hoàng Linh; số tiền còn lại là 870 triệu đồng, đối tượng giữ lại.

Sáng 21/1, đối tượng Kiên tiếp tục gọi điện thoại cho Thuấn giục “xoay” thêm tiền. Để Thuấn tin tưởng, Kiên nói với Thuấn rằng Linh khẳng định nếu có đủ 3 tỷ thì vợ của Thuấn sẽ được về nhà luôn trong ngày. Vào thời điểm đó, Thuấn rất khó khăn về kinh tế. Vậy nhưng, khi nghe Kiên nói chắc như đinh đóng cột, Thuấn lại một lần nữa đôn đáo xoay tiền. Sau đó, Thuấn đã vay được của một người bạn là chị Trương Thị H (ở thị xã Kinh Môn) số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.

Sau khi chị H đồng ý, Thuấn đã nhờ người bạn này chuyển số tiền trên vào tài khoản ngân hàng của Kiên. Ngay sau khi nhận được số tiền trên, Kiên đã chuyển 1 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng số của Linh. Sau đó, Kiên gọi điện cho Linh nói cần số tiền 1 tỷ đồng để sử dụng cá nhân thì Linh nói khi nào Tú được tại ngoại phải hoàn trả cho Linh. Thế nhưng, với Thuấn, Kiên vẫn nói đã chuyển đủ số tiền 3 tỷ đồng cho Linh.

Thời gian sau đó, do không thấy vợ được về nên Thuấn liên tục hỏi Kiên. Sau đó, cùng Kiên đến nhà gặp Linh để đòi lại số tiền 3 tỷ đồng thì Linh nói Tú sẽ được về trước Tết Nguyên đán. Vậy nhưng đến ngày 15/2 (tức 15/1 âm lịch) chị Tú vẫn không được về nên Thuấn đã làm đơn tố cáo gửi Công an thị xã Kinh Môn. Đến chiều 21/2, tại nhà một người hàng xóm của Linh tại xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, Linh đã đưa cho mẹ đẻ của Kiên là bà Nguyễn Thị Ngát (SN 1962) 2 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, bà Ngát đã trả 3 tỷ đồng cho Thuấn.

Hiện vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương thụ lý, điều tra theo thẩm quyền. Trong vụ án này, sở dĩ đối tượng có thể dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội là do đã đánh vào tâm lý của gia đình có người vi phạm pháp luật. Thay vì việc phải khắc phục hậu quả, gia đình nạn nhân có tâm lý dùng tiền nhằm thực hiện ý đồ cá nhân của mình… Từ đó, dẫn đến việc bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Xuân Mai

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.