Từ vở kịch “Vẫn sống” nghĩ về đề tài sân khấu CAND

11:48 21/01/2020
Năm mới Canh Tý 2020 là một năm đặc biệt với Nhà hát CAND. Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19/8/1945-19/8/2020), Nhát hát sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ IV năm 2020 với vở kịch “Vẫn sống”.

Ðây là vở kịch được dàn dựng vào những ngày cuối năm 2019 và đã nhận được sự đón nhận từ đông đảo khán giả trong và ngoài lực lượng. “Vẫn sống” là vở kịch ca ngợi cuộc đấu tranh không khoan nhượng, sự hy sinh vô bờ bến của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý để đem lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân.

Vở kịch “Vẫn sống” được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Ðại tá Phạm Văn Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử CAND, một người tác giả giàu kinh nghiệm, vốn sống về lực lượng Công an qua nhiều thời kỳ, nhằm ca ngợi những cống hiến, hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ Công an trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Câu chuyện về Trung tá Nguyễn Văn Quang (diễn viên Việt Tùng thủ vai), Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Ngọc (diễn viên Quỳnh Trang thủ vai) - vợ anh có người em trai mới đi du học trở về, làm việc cho một công ty lớn ở trong nước. Thực chất, công ty là vỏ bọc của tập đoàn buôn bán ma túy. Bọn tội phạm muốn lợi dụng người em vợ để lôi kéo Trung tá Nguyễn Văn Quang vào các hoạt động phi pháp. 

Cảnh trong vở “Vẫn sống” (năm 2019) của Nhà hát CAND. Ảnh Nguyễn Ðình Toán.

Ðúng thời điểm này, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triển khai chuyên án lớn, nhằm “cất vó” tập đoàn ma túy. Trung tá Nguyễn Văn Quang là một trong những thành viên “chủ chốt” của ban chuyên án. Tuy nhiên, lần ra quân đầu tiên bị thất bại, nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh, bị thương. Nghi ngờ có nội gián, ban chuyên án rà lại từng đầu mối, phát hiện cuộc điện thoại đáng ngờ từ gia đình Trung tá Nguyễn Văn Quang. 

Ðể tránh mất đoàn kết, anh chủ động xin ra khỏi ban chuyên án. Nhiều mối nghi ngờ được làm rõ. Thì ra nhất cử nhất động của anh đều bị người em vợ theo dõi, ăn cắp thông tin. Trong một lần anh trao đổi công việc qua điện thoại trong nhà, y đã nghe trộm rồi báo cho các đối tượng trong đường dây. Công việc bế tắc, cuộc sống gia đình ngột ngạt, Trung tá Nguyễn Văn Quang cô đơn giữa chính ngôi nhà của mình. Ngọc, người vợ trẻ của anh bị em trai và các đối tượng buôn bán ma túy lôi kéo, tác động. 

Một phần vì cả tin, một phần vì chồng bận công tác liên miên, con cái chưa có, Ngọc buồn chán, bỏ nhà đi chơi. Lập tức, các đối tượng ra tay bắt cóc, hòng gây sức ép cho anh và đồng đội. Nhưng, biết tin anh xin ra khỏi ban chuyên án, chúng lên kế hoạch sát hại người vợ. Không còn sát cánh bên các đồng đội, bị chính các đối tượng phạm tội đe dọa, uy hiếp trở lại, Trung tá Quang quyết không lùi bước. 

Trước phút hy sinh, anh không quên dặn người thân và đồng đội cố gắng giữ lại đôi mắt để dành tặng cháu bé - con của một đồng chí trong đơn vị bị bệnh, đang cần thay giác mạc... Tấm lòng của anh, đã để lại trong lòng các đồng đội và nhân dân một nỗi xúc động khôn xiết. Bởi vậy, dù anh đã hy sinh, nhưng tấm lòng của anh, trái tim đa cảm của anh và đặc biệt, đôi mắt anh, cửa sổ tâm hồn anh và lăng kính nhìn đời của anh, vẫn sống mãi trong lòng những thế hệ sau.

Sau thời gian công diễn, vở kịch “Vẫn sống” đã để lại trong lòng nhân dân nói chung, với những người chiến sĩ CAND nói riêng, những tình cảm xúc động mãnh liệt. Vở kịch “Vẫn sống” đã huy động tối đa nguồn nhân lực của Nhà hát CAND, gồm gần 40 nghệ sĩ, vở diễn cũng là tác phẩm được Nhà hát CAND đặc biệt đầu tư để hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam tham gia Liên hoan Sân khấu về Hình tượng người chiến sĩ CAND lần thứ IV năm 2020.

Theo NSND Thúy Hiền, không chỉ về mặt nội dung mà cả về mặt chuyên môn, đây được đánh giá là vở kịch ít lời nhưng phương pháp thể hiện của diễn viên, đi sâu vào cảm xúc và diễn biến tâm lý nhân vật, nên thực sự là cuốn hút người xem từ đầu đến cuối chương trình. 

Cảnh trong vở “Vẫn sống” (năm 2019) của Nhà hát CAND. Ảnh Nguyễn Ðình Toán.

Chị cho biết, dù là người đã từng vào nhiều vai diễn về hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân, nhưng ngồi dưới sân khấu với tư cách là một khán giả xem vở “Vẫn sống” chị cảm thấy mình lắng đọng những tâm tư không thể diễn tả được về sự hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ Công an nhân dân và càng cảm thấy trân trọng những gì mà họ đã làm được cho xã hội.

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Công Bẩy, người đã có hàng chục năm gắn bó Ðoàn kịch CAND, người đã để lại cho người xem nhiều cảm xúc ngọt ngào, đáng nhớ khi thể hiện hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân “Vì nước quên thân vì dân phục vụ”. Hiện nay, với cương vị Phó Cục trưởng Cục Công tác Ðảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Ðại tá Nguyễn Công Bẩy không còn tham gia diễn xuất nữa, nhưng anh vẫn phụ trách hoạt động của Nhà hát Công an nhân dân, vẫn tha thiết gắn bó với sân khấu. 

Nói về các vở kịch của Nhà hát, anh chia sẻ: Ðể lựa chọn được một tác phẩm hay, có tầm vóc để đưa vào chương trình của Nhà hát, dàn dựng, đạo diễn và công chiếu là cả một sự nhọc nhằn, dày công của đội ngũ lãnh đạo Cục và Nhà hát. Bởi vì kịch bản hay và có ý nghĩa thường là những viên ngọc quý mà đội ngũ những người làm nghề thực sự yêu quý, trăn trở để và dày công tập luyện để có thể ra mắt công chúng. 

Vở kịch “Vẫn sống” là một kịch bản hay mà sau nhiều sự trăn trở mới tìm ra được một kịch bản để dàn dựng cho cuộc Liên hoan sắp tới về Hình tượng người chiến sĩ CAND trong năm 2020. Ðây là một kịch bản nói về lực lượng Cảnh sát phòng chống ma túy, lực lượng này đã lập nhiều chiến công, khám phá được một đường dây, thu giữ khối lượng ma túy lớn. Nhưng đằng sau các chiến công ấy là rất nhiều những nố lực, cống hiến và cả những sự hy sinh thầm lặng của rất nhiều cán bộ chiến sĩ cũng như thân nhân của họ. 

Các diễn viên chính tham gia vở kịch đã phải có nhiều thời gian tập luyện, tìm hiểu để diễn sâu sắc những tình tiết mà các đồng chí cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy đã phải làm, phải chiến đấu, hy sinh gian khổ. Bởi vì cho dù là vở kịch ca ngợi cuộc sống, chiến đấu, sự đấu tranh không khoan nhượng của các cán bộ, chiến sĩ Công an trên mặt trận phòng chống tội phạm ma túy, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân. 

Nhưng, bên cạnh tinh thần quả cảm, dám chấp nhận hy sinh của người chiến sĩ Công an, cũng có nhiều nỗi đau để lại cho gia đình người thân vì sự hy sinh mất mát ấy là điều không thể bù đắp. 

Tuy nhiên, thông điệp cuối cùng mà vở kịch mang lại, chính là sự nhân ái, tính nhân văn qua chính tình yêu thương. Người chiến sĩ Công an nhân, Trung tá Nguyễn Văn Quang đã hy sinh để bảo vệ sự bình yêu cho nhân dân nhưng, cho đến tận phút cuối cùng của cuộc đời, anh vẫn chưa thôi nghĩ cho đồng đội, cho nhân dân, anh đã hiến đôi mắt của mình cho người con của đồng đội. 

Ðôi mắt là nhãn quan sáng suốt sẽ đi theo suốt cuộc đời của những người ở lại cùng với tấm gương về sự hy sinh của anh đã lan tỏa, chạm vào trái tim đồng cảm của bao nhiêu người, đây cũng chính là “điểm sáng” mà những người nghệ sĩ Nhà hát CAND mong muốn thắp lên tại Liên hoan Sân khấu về hình tượng người chiến sĩ CAND năm 2020, sau đó nhân rộng ra trong cộng đồng rộng lớn. 

Ðây cũng chính là điều mà Nhà hát Công an nhân dân với đội ngũ những người lãnh đạo trẻ tuổi và những người làm nghề, yêu nghề cũng đã trăn trở để có thể có những vở kịch với đề tài hay và hấp dân, xứng tầm với tầm với những tấm gương hy sinh của người Chiến sĩ Công an nhân dân cả một đời vì nước quên thân, vì dân phục vụ...

Trần Hoàng Thiên Kim

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文