Những kỷ vật chiến tranh qua 5 thập kỷ kết nối hai bán cầu

15:20 17/01/2017
Ngày 17-1, ông Thomas Eugence Wilber, con trai của cố phi công Hải quân Mỹ Walter Eugene Wilber (từng bị bắn rơi và giam giữ gần 5 năm tại nhà tù Hỏa Lò) đã đại diện gia đình đến trao tặng kỷ vật lần thứ 2 cho di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò, những kỷ vật cha ông đã lưu giữ trong thời gian bị tạm giam tại đây.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1964 đến 1973, một phần của Di tích nhà tù Hỏa Lò đã được dùng để tạm giam tù binh phi công Mỹ. Chính tại “Hilton Hà Nội” (theo cách gọi của phi công Mỹ), những tù binh Mỹ đã hiểu sâu sắc hơn về cuộc chiến mà họ tham gia tại Việt Nam và chính sách nhân đạo của một dân tộc yêu chuộng hòa bình. 

Các đại biểu dự lễ tiếp nhận hiện vật.

Ngày 16-6-1968, chiếc máy bay F- 4 J Phantom II (còn có biệt danh là “Con ma”) cùng 2 phi công Mỹ, do Trung tá Hải quân Walter điều khiển, thực hiện việc ném bom bắn phá miền Bắc, đã bị lưới lửa phòng không của Việt Nam bắn cháy trên bầu trời huyện Đô Lương (Nghệ An). Walter Eugence Wilber nhảy dù ra khỏi máy bay và rơi xuống cánh đồng xã Thanh Tiên (Thanh Chương - Nghệ An). Người đồng đội của ông đã tử nạn. 

Walter Eugence Wilber bị bắt sống và giao cho Huyện đội Thanh Chương. Sau đó ông được chuyển tới giam giữ tại trại giam Hỏa Lò (Hà Nội). Trong suốt thời gian gần 5 năm bị tạm giam tại Hỏa Lò (1968 - 1973), Walter đã nhận được sự đối xử nhân đạo, khoan dung từ những cán bộ, chiến sỹ quản lý trại giam. Từ đó, ông có những hành động tích cực nhằm sớm chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa mà quân đội Mỹ đang thực hiện tại Việt Nam.

Ông Thomas trao tặng kỷ vật của cha cho BQL DTLS nhà tù Hỏa Lò.

Ngày 12-2-1973, Walter Eugence Wilber đã được Chính phủ Việt Nam trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ, theo tinh thần của Hiệp định Paris. Những kỷ vật trong thời gian bị giam giữ tại Hỏa Lò cũng được ông mang về Mỹ như để nhắc nhớ về một thời không thể nào quên trong cuộc đời binh nghiệp của mình. 

Và cũng như nhiều cựu binh Mỹ khác từng tham chiến tại Việt Nam, cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại trong lòng ông một vết thương luôn nhói đau, day dứt. 

Gần 50 năm qua, ông vẫn đau đáu nỗi khát khao được trở lại Việt Nam, gặp lại những ân nhân của mình. Tuy nhiên, vì  lý do sức khỏe mà Walter Eugence Wilber đã không thực hiện được điều đó cho đến tận khi ông qua đời (năm 2015). Hiểu được tâm nguyện cháy bỏng của cha, người con trai thứ 2 của ông - Thomas Eugence Wilber đã thay cha thực hiện ước nguyện.

Những kỷ vật được trao tặng trong lần 2.

Ngày 17-1, Thomas Eugence Wilber đã thay mặt gia đình sang Việt Nam trao tặng tới BQL Di tích Nhà tù Hỏa Lò những kỷ vật gồm: Chiếc mũ phi công Walter Eugene Wilber được Chính phủ Mỹ trang bị khi tham chiến tại Việt Nam, năm 1968; chiếc ca và 2 bộ quần áo phi công Walter Eugene Wilber sử dụng trong thời gian bị tạm giam tại Hỏa Lò, Hà Nội; bức thư phi công Walter Eugene Wilber viết từ trại giam Hỏa Lò gửi về gia đình, ngày 22-1-1970; bao diêm do Chính phủ Việt Nam tặng Walter Eugene Wilber khi ông được trao trả về nước, tháng 2-1973; một số bức ảnh tư liệu về Walter Eugene Wilber trước và sau khi được trao trả về nước.

Bức thư ông Thomas gửi cho cha từ Mỹ đến nhà tù Hỏa Lò.

Ngay sau lễ tiếp nhận, BQL Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã bổ sung vào nội dung trưng bày về “Cuộc sống của tù binh phi công Mỹ trong Nhà tù Hỏa Lò”, góp phần tăng tính khách quan, chân thực cho khách tham quan và các nhà nghiên cứu.

Đại tá Trần Trọng Duyệt, Nguyên Trại trưởng Trại giam tù binh phi công Mỹ tại Hỏa Lò, Hà Nội (giai đoạn 1968 - 1973) chia sẻ: “Theo tiêu chuẩn lúc đó, tiêu chuẩn ăn uống dành cho sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc Thượng tá mỗi ngày là 1,2 đồng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn khẩu phần ăn của một tù binh phi công Mỹ lên đến 1,6 đồng, tương đương với tiêu chuẩn của một sĩ quan quân hàm Đại tá”.

Bao diêm do Chính phủ Việt Nam tặng Walter Eugene Wilber khi ông được trao trả về nước, tháng 2-1973.

Ông Thomas khẳng định: “Bố tôi đã được cung cấp thực phẩm, quần áo, nơi ăn chốn ở và cả những chăm sóc y tế trong suốt thời gian bị giam tại Hà Nội. Ông tin rằng ông đã được đối xử tốt, đặc biệt trong điều kiện khó khăn của người dân Việt Nam lúc đó. Theo lời ông Duyệt, trại trưởng trại giam đã kể khi tôi thăm ông vào tháng 5-2016 tại Hải Phòng, họ đã cung cấp thêm 60% khẩu phần ăn cho mỗi người Mỹ. Cha tôi biết ơn về điều đó”

Các đại biểu, nhân chứng chụp ảnh cùng ông Thomas và cán bộ nhân viên BQL DTLS nhà tù Hỏa Lò.

“Cha tôi luôn tin rằng, Mỹ không nên tham chiến tại Việt Nam”. – ông Thomas xúc động bày tỏ. Những kỷ vật được trao tặng lần này không chỉ đồng hành cùng gia đình Thomas Eugene Wilber gần 5 thập kỷ qua, mà còn là sự kết nối giữa những con người sống ở hai bên bán cầu. 

“Và như các bạn đều thấy, công việc của tôi cùng chị Thủy và các nhân viên Hỏa Lò đã làm giàu thêm vốn sống của tôi theo nhiều cách khác nhau. Và chúng tôi có mặt ở đây, cùng nhau trao đổi một số hiện vật tới Hỏa Lò. Và một trong số đó, là chiếc mũ bay của bố tôi đã sử dụng. Ông để lại nó trên chiến hạm vào tháng 6-1968; một bức thư bố tôi viết vào năm 1970 gửi về gia đình; một bức ảnh của bố cùng hai trong tổng số 20 người cháu của ông, được chụp sau gần 20 năm trao trả từ Hỏa Lò” – ông Thomas chia sẻ.

Được biết, trước đó, tại lần trao tặng tài liệu hiện vật lần thứ nhất diễn ra vào ngày 15-8-2016, Thomas Eugence Wilber đã thay mặt gia đình, thực hiện theo di nguyện cuối đời của người cha, trao tặng tới Ban Quản lý (BQL) Di tích Nhà tù Hỏa Lò 19 tư liệu, hiện vật.

Đó là những bức thư của cha ông gửi từ Việt Nam cho Thomas và mẹ; là tấm giấy gói quà mà chính tay Thomas đã gói và gửi sang cho cha, được người cha lưu giữ lại cẩn thận; là tập báo đăng bài viết về cố Trung tá Hải quân phi công Walter Eugene Wilber, sau khi ông được trao trả về Mỹ…


Cảnh Vũ

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文