Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam:

Nhà báo phải Nhạy bén, Dũng cảm và Nhân văn

11:17 20/06/2019
Henry Luce, một nhà báo và chủ bút nổi tiếng, người sáng lập ra hai tờ tạp chí hàng đầu của Mỹ là Time và Life, đã từng nói: “Tôi trở thành một nhà báo để có thể tiến gần tới trái tim của nhân loại”.

Nhân ngày 21-6, Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam về những vấn đề của báo chí đương đại và những kỷ niệm của ông trong đời làm báo.

Thưa nhà báo Hồ Quang Lợi, những ngày này, những người làm báo cả nước đang háo hức với ngày “giỗ tổ nghề”. Với bản thân anh, một nhà báo đã có nhiều năm tháng lăn lộn với nghề, những ngày này, anh thường nghĩ tới điều gì?

Mỗi khi ngày 21-6 đến, kỷ niệm của những năm tháng mới vào làm nghề lại ùa về. Tôi nhớ đến đồng đội, đồng nghiệp, những người đã tận tình giúp đỡ lúc mình còn bỡ ngỡ với nghề báo. Tôi có gần 30 năm phục vụ, rèn luyện và trưởng thành ở một tờ báo trong quân đội. Vừa bước vào nghề, tôi đã được giao nhiệm vụ làm phóng viên ở mặt trận biên giới phía Bắc. Tôi vừa tác nghiệp vừa học, vừa làm lính, vừa làm báo. Bộ quân phục thân thương gắn với mình suốt 30 năm...

Có lẽ ấn tượng sâu đậm những ngày khoác áo lính làm báo đã cho anh rất nhiều trải nghiệm bổ ích cho những trang viết nóng hổi thời sự, sự vững vàng khi bình luận về các vấn đề thời cuộc...?

Tôi nghĩ nhà báo luôn cần một môi trường làm việc nghiêm túc, chất nghề cao, giàu tính chiến đấu nhưng vẫn đậm chất nhân văn. Tính linh hoạt, sự mới mẻ, sự năng động nên luôn luôn khơi gợi được sức sáng tạo và khích lệ được tinh thần cống hiến của các nhà báo. Người làm báo phải sáng tạo và có tinh thần cống hiến thì mới dấn thân được, nếu không làm báo sẽ rất nhạt và dễ sa vào hành chính, công thức.

Nhà báo Hồ Quang Lợi.

Tôi nghiệm ra rằng, vấn đề gì cũng có thể viết được, miễn là viết như thế nào thôi. Ngòi bút của anh có đủ sức để tải những vấn đề mà anh đề cập đến hay không, có biết cách để lý giải nó hay không thôi. Trên thực tế, hàng nghìn bài bình luận mà tôi đã viết hầu hết đều do có sự thôi thúc bên trong, để mình nhận thấy cần phải viết. Thật vui khi bài viết của mình được chờ đợi, được chia sẻ. Ðó là hạnh phúc của người cầm bút. Thời chưa có vi tính, có lúc bài cần viết gấp đến mức tôi viết xong được trang nào thì đưa cho chị đánh máy trang ấy.

Có những bài bình luận, đến lúc viết xong, đứng dậy thì người như mất trọng lượng, chân bước đi chơi vơi, nhưng cảm thấy hưng phấn kinh khủng. Viết xong bài báo, tôi chờ cho đến khi trình bày xong, báo lên khuôn thì mới ra về. Chưa hết, có đêm về nằm ngủ lại mơ thấy hàng vạn tờ báo có bài bình luận đó của mình chạy rào rào trên máy in.

Nói đến vấn đề thời sự, bình luận... Thời của anh có nhiều người viết chính luận, bình luận, nhưng bây giờ, không nhiều nhà báo trẻ đủ sắc bén để viết chính luận. Theo anh, vì sao hiện nay các nhà báo trẻ không ham thích theo đuổi các vấn đề chính luận như anh của cách đây mấy chục năm trước?

Lý giải cho nó thấu đáo ngọn ngành vấn đề này thì không dễ, nhưng theo tôi nghĩ, điều cần thiết nhất là hứng thú và rèn luyện. Nếu anh chí thú về việc đó, có tâm huyết và niềm say mê thì tay bút của anh mỗi ngày một nâng lên thôi. Phải mất gần 10 năm rèn luyện, tôi mới bắt đầu được nhìn nhận như một cây bút có thiên hướng chính luận.

Không nhà báo trẻ nào ngay tức khắc trở thành một nhà báo có dấu ấn được, mà phải nỗ lực trong từng bài viết. Tôi tin là họ sẽ thành công vì hiện tại, ngoài vốn kiến thức thì, chúng ta có quá nhiều phương tiện hữu hiệu, đặc biệt là nền tảng công nghệ mới để phục vụ nghề báo...

Ai là người để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời làm báo của anh?

Tôi có cái may mắn được làm việc 10 năm bên cạnh Thiếu tướng Trần Công Mân, Tổng biên tâp báo Quân đội nhân dân. Ông là một cây bút chính luận lớn. Tôi học được ở ông phẩm chất lớn nhất là bao giờ cũng tìm đến sự thật, tìm cho bằng đươc sự thật, bảo vệ sự thật. Thường thì ông bỏ qua những gì rườm rà, đi nhanh đến thực chất.

Trong ông ẩn chứa một năng lực trí tuệ, một năng lực ứng phó đầy bản lĩnh mà đôi khi trong phức tạp, cam go, rối rắm của tình thế, được ông chỉ bảo bằng những lời ngắn gọn và bình dị, bỗng thấy mở ra một lối đi sáng rõ. Trong ông cũng ẩn chứa một khả năng thuyết phục, lôi cuốn người khác bằng phong thái điềm tĩnh, tư chất trầm sâu của một người đã đạt tới một độ chín của tư duy, độ vững vàng của bản lĩnh.

Bìa cuốn sách.

Nhạy cảm có phải là tố chất cần thiết của người viết chính luận, thưa anh?

Chắc chắn rồi. Sự mẫn cảm, nhạy bén với những tình thế mới đang ló dạng, nhưng lại đón nhận và xử lý chúng một cách điềm tĩnh, chủ động và đầy bản lĩnh là điều cần thiết khi viết một bài báo chính luận. Tôi còn nhớ một kỷ niệm với Thiếu tướng Trần Công Mân, vào một buổi chiều đầu thu năm 1989, khi những hàng cây trên đường Phan Ðình Phùng xao xác lá vàng bay trong tiết heo may, ông cho gọi nhóm viết chuyên luận gồm Ðại tá Phan Hiền, Ðại tá Tạ Duy Ðức, anh Trần Nhung và tôi lên hội ý.

Tôi cảm thấy giọng của ông trầm xuống vì một nỗi lo lắng về thời cuộc. Hình như ngay từ hôm đó, ông đã linh cảm thấy một biến động ghê gớm sẽ diễn ra trong nền chính trị thế giới. Theo lệnh của ông, mỗi chúng tôi viết một bài chuyên luận nhằm phân tích, dự báo và định hướng tư tưởng trước nguy cơ một cuộc đảo lộn lớn. Loạt bài chuyên luận đó đã gây một tiếng vang lớn trong dư luận xã hội. Lần đầu tiên trên báo chí ta, có những bài chính luận phân tích sâu sắc chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Tôi hiểu Tổng biên tập Trần Công Mân là linh hồn của bài chính luận “Cuộc chiến tranh có tên gọi hòa bình “ của tôi. Bài viết đó, tôi phải viết đi viết lại nhiều lần mới được ông cho đăng. Ðó là bài viết đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành bước đầu của bản thân tôi trong công việc viết bình luận.

Vâng, hiện nay, như anh thấy, mạng xã hội đang tác động mạnh, thậm chí đang gây những áp lực “khủng khiếp” lên đời sống báo chí. anh cảm nhận báo chí rồi sẽ như thế nào thưa nhà báo Hồ Quang Lợi?

Mạng xã hội gây áp lực mạnh lên cả đời sống xã hội chứ không phải chỉ riêng đời sống báo chí. Mạng xã hội đang trở thành một phần “không thể thiếu” của đời sống xã hội và thế giới ngày nay. Cơ hội rất lớn, tiện ích không hề nhỏ. Nhưng mạng xã hội cũng đang là nỗi khiếp đảm với nhiều người. Có xây đắp, nhưng cũng có huỷ hoại, tàn phá. Facebook đang là “siêu quyền lực” vì tính không bị kiểm soát và không thể kiểm soát. Sự bình yên đang bị tước đoạt vì sự thiếu tử tế và tàn nhẫn.

Mark Zuckerberg, 34 tuổi, cha đẻ của Facebook đã bị Chris, người bạn cùng phòng ở ký túc xá Ðại học Harvard, sau này là người đồng hành, nhận xét: “Mark vẫn là một con người. Nhưng bởi chính cái sự người đó, thứ quyền lực chẳng ai kiểm soát được của nó đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng”.

Mạng xã hội với xã hội nói chung và báo chí nói riêng là câu chuyện cực lớn. Báo chí sẽ phải trải qua một cuộc cách mạng thật sự về cách thức, phương thức làm nghề. Nhưng, tôi nghĩ, lý tưởng làm nghề, đạo đức làm nghề thì không thể khác.  

Vậy theo anh, ở thời kỳ hiện nay, đâu là phẩm chất cần thiết nhất của một nhà báo?

Theo tôi ở bất cứ thời kỳ nào thì “trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật” vẫn là những yêu cầu có tính nguyên tắc khi hoạt động nghề báo. Ðể làm được điều đó, đòi hỏi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Báo chí có trách nhiệm bảo vệ công lý và lẽ phải, cho nên nhà báo phải dũng cảm và có tinh thần dấn thân.

Ðã nói đến báo chí là nói đến tinh thần chiến đấu, đi đến cùng, làm rõ sự thật, bảo vệ sự thật. Nhưng tính chiến đấu của báo chí phải gắn liền với tính nhân văn. Chúng ta không thể phơi bày mọi thứ lên mặt báo bất chấp số phận của cá nhân và tập thể có liên quan. Có thể đằng sau mỗi bài báo là sinh mạng, là số phận của một con người hay một tập thể và sau đó nữa còn là bố mẹ, vợ con, người thân của họ.

Cho nên, khi nhấn mạnh tính chiến đấu của báo chí, chúng ta cũng phải luôn suy nghĩ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Rồi đi đến quyết định, viết cái gì, viết như thế nào như Bác Hồ đã căn dặn. Cái tốt luôn cần được bảo vệ và lan tỏa.

Càng đấu tranh vạch trần cái xấu, cái ác càng đòi hỏi tính nhân văn. Ðây là việc cực kỳ khó khăn. Bởi khoảng cách giữa cái thiện và cái ác trong đấu tranh chống tiêu cực đôi khi rất mỏng manh. Cho nên, nếu phải nói gọn lại, tôi nghĩ, nhà báo phải là người “dũng cảm và nhân văn”.

Xin cảm ơn nhà báo Hồ Quang Lợi!

Trần Hoàng Thiên Kim (thực hiện)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文