Điều chỉnh một số quy định xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

09:08 24/04/2020
Do có nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), thực hiện chỉ đạo từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai xây dựng Nghị định bổ sung và lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trên cả nước.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT là căn cứ pháp lý quan trọng để xét, tôn vinh những cá nhân hoạt động và có nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. 

Thực tế những năm qua, việc trao tặng danh hiệu vinh dự cao quý của Nhà nước cho các nghệ sĩ đã góp phần động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình xét tặng do một số quy định của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP chưa phù hợp với thực tiễn. 

Cụ thể, đối với một số loại hình nghệ thuật truyền thống, cơ bản việc đào tạo diễn viên do các trường văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp đào tạo nhưng có không ít nghệ sĩ được đào tạo mang tính truyền nghề (nghệ sĩ được tuyển vào các đoàn nghệ thuật vừa được truyền nghề và tham gia biểu diễn cùng các nghệ sĩ của đoàn). 

Hiện nay, các nghệ sĩ đó phần lớn tuổi đời cao, có nhiều đóng góp cho bộ môn nghệ thuật truyền thống (nhất là bộ môn nghệ thuật chèo, cải lương và tuồng cổ) ở nhiều địa phương. Một số nghệ sĩ trẻ, là những người có tài năng, hiện là diễn viên chính của các đoàn nghệ thuật, vừa tham gia biểu diễn vừa học tập tại các trường văn hóa, nghệ thuật của tỉnh, thành phố. 

Do vậy, qua đợt xét tặng danh hiệu lần thứ 8 và lần thứ 9, Hội đồng các cấp thống nhất tính thời gian tham gia nghệ thuật chuyên nghiệp cho các nghệ sĩ được xét cụ thể từng hồ sơ trên cơ sở thông tin cá nhân có xác nhận của Sở Văn hóa và Thể thao hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nơi cá nhân được xét hồ sơ.

Với quy định này, sẽ tránh bỏ sót được việc tôn vinh các nghệ sĩ có tài năng đặc biệt xuất sắc, có nhiều đóng góp ở một số lĩnh vực nghệ thuật truyền thống (nhất là bộ môn nghệ thuật chèo, cải lương và tuồng cổ) ở nhiều địa phương, nghệ sĩ được tuyển vào các đoàn nghệ thuật vừa được truyền nghề và tham gia biểu diễn cùng các nghệ sĩ của đoàn.

Về tiêu chuẩn giải thưởng, nếu xét theo quy định tại khoản 4 Điều 8 và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 89/2014/NĐ-CP sẽ có những trường hợp xứng đáng được tôn vinh nhưng chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định.  

Trong đợt xét tặng danh hiệu lần thứ 8 và lần thứ 9, nhiều trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu chưa đạt đủ tiêu chuẩn về giải thưởng nhưng được Hội đồng các cấp thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét vận dụng về số lượng huy chương đề nghị Chủ tịch nước xét phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Về số lượng thành viên Hội đồng các cấp và cơ cấu thành phần Hội đồng, cần tăng thêm các chuyên gia, giảm bớt đại diện các cơ quan nhà nước. Về tỷ lệ phiếu bầu tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng, quy định tỷ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% của tổng số thành viên Hội đồng có tên trong Quyết định (trường hợp vắng mặt, Hội đồng xin ý kiến thành viên bằng văn bản) là rất khó khăn vì lĩnh vực nghệ thuật khó đạt được tính thống nhất tuyệt đối trong đánh giá tài năng nghệ thuật tiêu biểu, xuất sắc. 

Với quy định như vậy, tại Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước, các hồ sơ chỉ có 2/15 thành viên không đồng ý là không đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước (đạt 86,7%). Tại Hội đồng cấp Nhà nước, các hồ sơ chỉ 3/25 thành viên không đồng ý (đạt 88%) cũng không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước xét tặng danh hiệu. 

Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, trên tinh thần tiếp thu ý kiến trao đổi của các chuyên gia chuyên ngành và dư luận xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện rà soát lại các quy định của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, trên cơ sở đó thấy rằng rất cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, kiến nghị, hoàn thiện, chỉnh sửa các điều quy định về giải thưởng, về số lượng thành viên Hội đồng các cấp, về tỷ lệ phiếu bầu đồng ý của Hội đồng các cấp cho phù hợp hơn với thực tế hiện nay.

N.H.

Chiều 2/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau bắt tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục biển, hải đảo và kiểm ngư tỉnh Cà Mau và Huỳnh Văn Đẳng, Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm tàu cá - Chi cục thủy sản và chăn nuôi thú y (đều thuộc Sở NN&MT) về hành vi nhận hối lộ.

Khu vực tòa nhà Hàm Cá Mập (Trung tâm Thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng) và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay, nằm sát bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một địa điểm chứa đựng nhiều biến động lịch sử quan trọng. Những thay đổi về kiến trúc và công năng qua các thời kỳ đã phản ánh rõ nét sự biến chuyển của lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

Ngày 2/4, Công an TP Hà Nội cho biết, một nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền lên đến gần 9 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online và lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò online.

Tối 2/4, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa điều tra, khám phá thành công vụ trộm cắp tài sản trị giá hơn 1 tỷ đồng do đối tượng Huỳnh Thanh Hùng (SN 2001, trú xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc) thực hiện.

Vụ cháy làm 3 người tử vong ở đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP Hồ Chí Minh thêm một lần nửa cảnh báo người dân cần chấp hành nghiêm các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy ở khu dân cư...

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu các đơn vị chức năng cần phối hợp với Công an địa phương quản lý, giúp đỡ những người được đặc xá tái hoà nhập cộng đồng; chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương tạo điều kiện, bố trí công ăn việc làm để người được đặc xá, thi hành án xong án phạt tù có thu nhập ổn định cuộc sống, không tái phạm.

Ngày 2/4, đội ngũ y tế của Đội cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức thăm khám, phát thuốc cho những người dân bị thương do động đất gây ra ở Myanmar… Người dân nơi đây rất xúc động trước nghĩa cử đẹp của đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam.

Ngày 2/4, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Kết quả, đã phát hiện bắt giữ 47 đối tượng liên quan đến các hành vi vi phạm nêu trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.