Những “thuyền rồng tí hon” quảng bá văn hóa xứ Huế

08:13 19/01/2017
Để du khách đến Huế tham quan có một sản phẩm lưu niệm vừa ý, giá cả phải chăng, vợ chồng chị Hoàng Thị Minh Trang (47 tuổi, ở phường Tây Lộc, TP Huế) đã nghiên cứu chế tác nên những chiếc thuyền rồng tí hon bằng tre. Hiện sản phẩm du lịch độc đáo này của gia đình chị Trang đã có mặt khắp mọi vùng miền đất nước, góp phần quảng bá văn hóa xứ Huế...


Những ngày cuối năm, khu nhà xưởng của vợ chồng chị Minh Trang ở kiệt số 8 Tú Xương, phường Tây Lộc, TP Huế, có 15 công nhân miệt mài làm việc chế tạo nên những sản phẩm thuyền rồng bằng tre tí hon cho các đơn đặt hàng dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu.

Vừa chỉ bảo các công nhân chế tác mẫu thuyền đúng theo yêu cầu của khách đặt hàng, chị Trang cho biết, ý tưởng làm mô hình thuyền tre xuất phát từ lúc chị chứng kiến một đoàn khách du lịch ngoại tỉnh đến Huế tham quan và ngồi thuyền rồng nghe ca Huế.

Chị Trang bên các sản phẩm thuyền rồng làm bằng tre.

“Lúc ấy mình nghĩ tại sao lại không làm một sản phẩm về mô hình thuyền rồng mang nét văn hóa xứ Huế để du khách làm quà lưu niệm. Vậy nên vợ chồng mình đã quyết tâm học hỏi, nghiên cứu mẫu mã đến cách đan thuyền và trang trí hoa văn lên thuyền rồng tre...”, chị Trang chia sẻ.

Để thực hiện ý tưởng, năm 2005, vợ chồng chị Trang đã cùng nhau bắt tay chế tác nên những chiếc thuyền tre nhỏ nhắn, dễ thương để du khách mua làm quà kỷ niệm khi ghé đến Huế.

Theo anh Nguyễn Tuấn (chồng chị Trang), để làm nên một chiếc thuyền tre phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và đòi hỏi sự khéo tay, kiên trì của người thợ.

Trong đó, công đoạn quan trọng nhất chính là việc lựa chọn thân tre chắc chắn, không bị mối mọt để vót nên những thanh đan đều tăm tắp và khó nhất là việc cắt hình đầu, đuôi rồng, sau đó ghép vào thuyền tre, tạo nên sản phẩm hoàn thiện. “Do sản phẩm có nhiều tiểu tiết và yêu cầu tính thẩm mỹ cao nên mỗi ngày, bình quân xưởng chỉ sản xuất được khoảng 50 chiếc thuyền tre.

Mặc dù đây là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhưng mình lại bán giá “rất bèo”, mỗi chiếc từ 15-25 nghìn đồng, tùy theo kích cỡ lớn hay nhỏ, xem như lấy công làm lời để phục vụ khách du lịch đến Huế. Ngoài làm thuyền tre, xưởng còn làm quạt nan vẽ hoa văn trên vải”, anh Tuấn bày tỏ.

Sau khi mô hình thuyền rồng Huế làm từ tre thu nhỏ được khách du lịch yêu thích, lựa chọn mua nhiều, vợ chồng chị Trang quyết định mở rộng khu nhà xưởng, đầu tư 600 triệu đồng để mua sắm máy móc và đào tạo nghề cho nhiều công nhân địa phương để phục vụ nghề. Hiện xưởng của chị Trang là cơ sở duy nhất ở Huế chuyên chế tác thuyền tre để phục vụ nhu cầu khách du lịch.

Theo ông Hoàng Minh Đức, Chủ tịch UBND phường Tây Lộc, nhiều năm qua, sản phẩm thuyền tre độc đáo của vợ chồng chị Trang, anh Tuấn đã được nhiều cửa hàng, quầy bán đồ lưu niệm ở TP Huế, chợ Đông Ba chọn đưa về trưng bày để bán cho du khách. Ngoài ra, thuyền tre còn được xuất đi các tỉnh, thành ở khu vực miền Trung, một số tỉnh, thành ở phía Bắc và phía Nam để phục vụ khách du lịch.

Anh Khoa

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文