Gìn giữ nét đẹp văn hóa qua đồ chơi Trung thu truyền thống

09:05 28/09/2020
Không cần đến các làng nghề, dịp Trung thu năm nay, người dân, đặc biệt là các em thiếu nhi có thể tận mắt chứng kiến các nghệ nhân làm ra những món đồ chơi Trung thu truyền thống ngay tại Bảo tàng dân tộc học trong chương trình “Người giữ lửa Trung thu”. Họ chính là những người gìn giữ nét đẹp văn hóa dân gian đã có lúc tưởng chừng bị mai một.


Nhiều đời làm nghề

Trong khuôn viên của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam sáng 26/9, ngồi tỉ mẩn cắt dán bên những chiếc đèn kéo quân là nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền, ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Xung quanh ông, rất nhiều bạn trẻ và các em thiếu nhi đang háo hức được nghe ông hướng dẫn về cách làm những chiếc đèn trông có vẻ đơn giản nhưng lại rất cẩn thận, thậm chí là kỳ công. 

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền kể, để làm ra được một chiếc đèn kéo quân phải mất khoảng 8h đồng hồ. Điều này đòi hỏi người làm tính kiên trì, tỉ mẩn. Đèn kéo quân hay còn gọi là đèn cù, khi thắp nến lên thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn và xoay vòng theo cùng một chiều. Ngay từ khi sinh ra, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền đã được thấy bố và ông của mình tự tay làm ra những chiếc đèn kéo quân.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến dạy các em làm các loại đèn Trung thu truyền thống.
“Ngày xưa làm gì có đồ chơi nên bố và ông tôi làm đèn kéo quân cho các anh em chơi Trung thu. Rồi, người làng thấy đẹp, thấy hay, trẻ con thích thì họ xin cho con cái họ chơi và cả mua nữa. Cứ thế, mỗi dịp Tết Trung thu là bố tôi lại làm đèn. Tôi cứ ngồi xem bố làm và rồi cũng tự tay làm ra những chiếc đèn kéo quân”.

Dưới đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến, làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, những chiếc đèn ông sao, đèn con thỏ được làm từ giấy bóng kính đủ màu sắc thu hút rất đông các bạn nhỏ dõi xem. 

Trò chuyện với chúng tôi nhưng nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến vẫn luôn tay với những thanh tre nứa, giấy bóng kính, giấy màu đủ loại, đồng thời hướng dẫn khách tham quan có nhu cầu tự tay làm đèn. Gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã có 3 đời làm đồ chơi dân gian và đến nay, con trai nghệ nhân là anh Nguyễn Đức Chiến, 24 tuổi, lại tiếp tục lưu giữ công việc truyền thống này của gia đình. 

Nghệ nhân Tuyến chia sẻ, làm đồ chơi dân gian là một nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, nắn nót từng chút một, mất nhiều thời gian. Để làm được một chiếc đèn ông sao cỡ nhỏ, trung bình từ công đoạn vót tre, tạo khung cho tới dán giấy bóng kính và trang trí, nghệ nhân Tuyến dành ra khoảng 2 tiếng nhưng với một người bình thường sẽ là 3 tiếng. Cô đã duy trì công việc này trong suốt hơn 40 năm qua.

Nghệ nhân Phùng Đình Giáp được biết đến là một trong những nghệ nhân cuối cùng tại thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh còn lưu giữ lại nghề nặn phỗng đất dân gian. Bởi, thôn Đông Khê, quê hương ông từng một thời nhộn nhịp với nghề làm phỗng đất truyền thống giờ đã chuyển thành “xưởng” vàng mã lớn của cả nước. 

Nghệ nhân Phùng Đình Giáp vừa ôn lại: “Trước kia, cứ mỗi độ Tết Trung thu về, cả làng tôi lại rộn ràng tiếng giã chày đập bột. Cha tôi làm nghề này và giờ tôi cũng làm nghề này đến lúc không còn nặn được phỗng nữa thì thôi”. Trải qua biết bao thời gian nhưng bộ phỗng đất truyền thống với 5 hình tượng “chim, rùa, em bé, người già và ông sư đứng” với màu sắc rực rỡ vẫn có sức hấp dẫn lạ kỳ với thế hệ trẻ hôm nay.

Sức sống đồ chơi dân gian

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến, nghệ nhân Phùng Đình Giáp chỉ là 3 trong rất nhiều nghệ nhân có mặt tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam trong chương trình “Người giữ lửa Trung thu” dịp Tết Trung thu năm nay. 

Tại đây, khách tham quan còn có thể gặp gỡ, nghe các nghệ nhân hướng dẫn và tự tay làm đồ chơi dân gian như nặn tò he,  làm hoa bằng lá dứa,… Mỗi nghệ nhân lưu giữ một nghề nhưng điểm chung dễ nhận thấy ở họ chính là niềm đam mê với những món đồ chơi dân gian mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền chia sẻ: “Có giai đoạn, khi đồ chơi trung thu xuất xứ từ nước ngoài được chuộng mua, đồ chơi trung thu truyền thống có nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, từ năm 2007 đến nay, khi nhà nước có nhiều chính sách bảo tồn văn hóa dân gian, trong đó có đồ chơi Trung thu truyền thống, tôi được mời đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, các trường học để hướng dẫn các tình nguyện viên và các em nhỏ làm đèn kéo quân. Dịp Tết Trung thu năm nào cũng thế, vẫn luôn có những người đặt mua đèn kéo quân, thậm chí có trường học họ đặt hàng trăm chiếc”. 

Còn nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến thì vẫn luôn giữ được cái cảm giác xốn xang, thôi thúc: “Mỗi mùa Trung thu đến, do chính bản thân tôi yêu trẻ nhỏ và cũng muốn giữ lại cái nghề dân gian nên thôi thúc tôi bắt tay vào làm đèn ông sao, đèn con thỏ cho các cháu mặc dù số lượng không nhiều”.

Tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam hôm nay, rất nhiều phụ huynh không quản nắng mưa đưa con em mình, các trường học đưa học sinh đến để tham gia chương trình “Người giữ lửa Trung thu” và đặc biệt là để được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân làm đồ chơi dân gian, kể những câu chuyện giữ nghề xung quanh những món đồ chơi đã tồn tại nhiều thế kỷ. Chắc chắn rằng, với các chính sách bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa dân gian của Nhà nước, những món đồ chơi truyền thống ấy sẽ sống mãi với thời gian.

Nguyễn Hương

Gần 600 CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Đông Nam TP Hồ Chí Minh, thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ từ Ga Sài Gòn ra Thủ đô đã có mặt tại Ga Hà Nội sáng nay, sau đó được bố trí về Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và giáo dục nghề nghiệp số 1 để chuẩn bị công tác huấn luyện diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh.

Ngay sau khi đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức mới từ ngày 1/7,  Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ chiến sĩ chuyên sâu theo từng lĩnh vực. Với nỗ lực vượt khó và tinh thần trách nhiệm cao, lực lượng CSGT tiếp tục giữ vững TTATGT và đảm bảo các hoạt động hành chính không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân.

Từ 15h ngày 3/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh. Theo đó, giá xăng giảm từ 1.085- 1.210 đồng/lít; giá dầu giảm từ 932- 1.148 đồng/kg/lít.

Theo Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), sắp tới bảng giá đất ở nhiều địa phương biến động lớn, điều này sẽ tác động nhiều đến thị trường bất động sản.

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), Hậu đề nghị Hội đồng xét xử tạo điều kiện cho mình trong khoảng thời gian 6 ngày để nộp toàn bộ số tiền được xác định là thiệt hại của Nhà nước để khắc phục hậu quả. Sáng 3/7, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đã nộp thêm 768 tỷ đồng với lý do “thay bị cáo Hậu khắc phục hậu quả vụ án”. Như vậy, bị cáo Hậu đã hoàn thành nghĩa vụ khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án với tổng số tiền 1.168 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7, liên quan đến vụ việc cán bộ thú y đóng dấu kiểm dịch sai trên 2 thân thịt lợn bị tố nhiễm bệnh của Công ty C.P. Việt Nam, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, cán bộ thú y đóng dấu sai ở tỉnh Hậu Giang đã bị kiểm điểm và chuyển công tác.

Sáng 3/7, trong cơn mưa lất phất và càng về trưa càng nặng hạt, mưa như trút nước, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) do Đại tá Phạm Hữu Thinh, Phó Tư lệnh CSCĐ, Phó trưởng Tiểu ban diễu binh, diễu hành Bộ Công an, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy diễu binh, diễu hành làm Trưởng đoàn đã có mặt tại Ga Hà Nội để đón hai đoàn tàu đưa gần 600 CBCS từ miền Nam ra huấn luyện diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh.

Ngày 3/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa triệt phá một tụ điểm chuyên mua bán ma túy cho người nghiện tại nghĩa trang, thu giữ hàng trăm gói ma tuý.

Lấy danh nghĩa là Trưởng Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung bộ của Tạp chí Thương hiệu và Pháp luật, thời gian qua Nguyễn Đình Hiếu cùng đồng phạm đã sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức để lừa chạy dự án, chạy việc và chạy án cho một số cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh rồi chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỷ đồng của mỗi bị hại.

Trong các ngày 1/7 đến 2/7, tại một số thôn thuộc địa bàn phường Sa Pa, xã Cốc San (tỉnh Lào Cai) xảy ra sạt lở đất gây hư hại tài sản, sập nhà cửa. Rất may, 13 hộ dân với tổng số 77 nhân khẩu tại đây đã thoát nạn do được lực lượng Công an và chính quyền xã di dời đến nơi an toàn từ đêm hôm trước.

Trong thời kỳ đại dịch, các cô gái trẻ trên khắp Trung Quốc đã mê mẩn những nhân vật nam đẹp trai trong một loạt trò chơi điện tử lan truyền. Giờ đây, nhiều người đang thuê chuyên gia hóa trang để đưa người yêu ảo của họ vào cuộc sống.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.