Hà Nội bảo tồn cổng Marốc

07:50 02/05/2016
Cổng Marốc ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội do những hàng binh người Marốc xây dựng, hiện đang được thành phố Hà Nội triển khai bảo tồn nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai quốc gia.

Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Cổng Marốc trước đó đã được bảo tồn một lần, hiện nay, theo đề nghị của Đại sứ quán Marốc và Cổng Marốc ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội do những hàng binh người Marốc xây dựng, hiện đang được thành phố Hà Nội triển khai bảo tồn nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai quốc gia.

Ban đối ngoại Trung ương, thành phố Hà Nội chỉ đạo ngành văn hóa tiếp tục tu bổ cổng Marốc. Phương án bảo tồn đưa ra là bảo tồn tại chỗ, xây gạch lát nền, trồng một hàng cây phân cách cổng, tôn tạo lại đường, cảnh quan xung quanh.

Sau khi tu bổ, thành phố sẽ giao cho chủ nhân khu đất đó tiếp tục gìn giữ, trông coi cổng Marốc. Phương án này đã được thống nhất với Bộ ngoại giao, Ban đối ngoại Trung ương, thành phố Hà Nội và Cục Di sản. Hiện nay, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội đang thuê tư vấn để xây dựng phương án tu bổ cụ thể.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), hàng ngàn binh lính là người Marốc, Nam Tư, Algeria... chiến đấu trong đội ngũ binh lính Pháp đã chạy sang quân đội Việt Nam. Những hàng binh này được Việt Nam đối xử nhân đạo. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo thành lập Nông trường Việt - Phi tại Ba Vì, tiếp nhận hơn 300 hàng binh và tuyển hơn 100 công nhân Việt Nam để khai hoang, nuôi bò sữa, trồng trọt. Trong số các hàng binh này, nhiều người đã lấy vợ là người Việt Nam. Trong thời gian ở đây, họ đã xây dựng một số công trình, trong đó có chiếc cổng mang dấu ấn của người Marốc.

Mặc dù những hàng binh đã về với đất nước họ từ lâu, nhưng chiếc cổng Marốc như một kỷ vật về những tình cảm của họ với Nông trường Việt - Phi, với đất nước con người Việt Nam và là biểu tượng cho tình đoàn kết, tinh thần nhân văn giữa Việt Nam và Marốc.

Đinh Thị Thuận

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文