Kiến nghị không "quy đổi" HC bạc thành HC vàng khi xét tặng danh hiệu

16:53 11/11/2019

Ngày 11-11, một loạt các nghệ sĩ lão luyện trong nhiều ngành nghệ thuật đã đồng loạt kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không thực hiện quy đổi các Huy chương Bạc thành Huy chương Vàng trong xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.



Các kiến nghị được đưa ra trong khuôn khổ hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Hà Nội tổ chức tại Hà Nội ngày 11-11.

Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định, ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thừa nhận, hoạt động xét tặng danh hiệu này đang bộc lộ hàng loạt các bất cập như: Vướng mắc về tiêu chuẩn; về số lượng thành viên Hội đồng các cấp và cơ cấu thành phần Hội đồng; về tỷ lệ phiếu bầu tại các Hội đồng xét tặng danh hiệu, quy định trường hợp vắng mặt, Hội đồng xin ý kiến thành viên bằng văn bản là khó khăn đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng thấy rằng rất cần thiết phải điều chỉnh, cần kiến nghị với Chính phủ cho phép sửa đổi,  bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.  

Hội nghị có sự tham gia góp ý kiến của nhiều nghệ sĩ lão luyện khu vực phía Bắc

Bày tỏ sự đồng tình với những kiến nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhưng NSND Lê Tiến Thọ cho rằng, cần thay đổi cả về tiêu chí Huy chương vì cho phép quy đổi một số Huy chương Bạc để thành Huy chương Vàng là không hợp lý. 

Hội đồng cấp cơ sở  cần phải làm chặt chẽ, công tâm, hợp tình hợp lý vì các thành viên là người sâu sát với các nghệ sĩ nhất. Song, không vì thế các trường hợp không đủ tiêu chí là đẩy hết lên cho Hội đồng cấp trên. Bởi lẽ, Hội đồng cấp trên gồm nhiều thành viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không thể nắm chắc hoạt động nghệ thuật, cống hiến của từng nghệ sĩ như Hội đồng cơ sở, chỉ xét trên hồ sơ, khó tránh khỏi “cảm tính” khi bỏ phiếu.

Đồng kiến nghị không quy đổi một số Huy chương Bạc thành Huy chương Vàng trong xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT còn có NSND Chu Thúy Quỳnh, NSND Ngô Văn Thành, NSND Thanh Hoa, NSND, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh… 

Trong đó, NSND Thanh Hoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền của các nghệ sĩ biểu diễn cho rằng, trong lao động sáng tạo nghệ thuật, Huy chương Vàng là Vàng, Huy chương Bạc chỉ là Bạc, rất rạch ròi. Những nghệ sĩ thực sự sẽ hiểu vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ là người làm văn hóa, đem văn hóa đến với tất cả cộng đồng, không nên sống ảo, không nên chạy theo danh hiệu.

 Hiện nay, nhiều người là NSND nhưng mất uy tín trong quần chúng. Càng ngày càng có những cuộc chạy huy chương lộ liễu. Huy chương vàng cần có để khuyến khích nghệ sĩ nhưng là đánh giá trong ngành, không đánh giá được cống hiến của nghệ sĩ đối với xã hội. Mà đã là NSND thì nghệ sĩ phải cống hiến cho nhân dân. 

Nếu cống hiến cho ngành, chỉ cần 2,3 Huy chương Vàng là đánh giá được nhưng là để trở thành NSND thì như thế chưa đủ, vì uy tín trong nhân dân quan trọng hơn nhiều.

Ngoài ra, các nghệ sĩ còn có khá nhiều kiến nhị khác trong xét tặng danh hiệu như bổ sung xét tặng danh hiệu với nhiều lĩnh vực như biên kịch, đạo diễn hậu kỳ, biên tập, dựng phim trong điện ảnh…

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Hoàng Minh Thái cho biết, Bộ sẽ tiếp thu toàn bộ các kiến nghị và sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các nghệ sĩ phía Nam trước khi xây dựng, hoàn thiện Nghị định mới về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.


N.Hoa

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文