Hiến kế để phát huy nguồn lực văn hóa của Thủ đô

10:54 10/07/2021
Văn hóa là nguồn lực và cần chuyển hóa nguồn lực này thành “sức mạnh mềm” trong phát triển Thủ đô. Hà Nội lựa chọn đi tiên phong trong cả nước nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) là điều cần thiết.

Tuy nhiên, Hà Nội còn nhiều khó khăn thách thức trong việc phát triển các ngành CNVH trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Đó là khẳng định chung của hầu hết các đại biểu tham gia buổi tọa đàm về phát triển CNVH Thủ đô do Thành ủy Hà Nội chủ trì tổ chức ngày 9/7.

Ngay từ đề dẫn tọa đàm, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai chỉ ra rằng, phát triển CNVH đang có nhiều hạn chế. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền hệ thống các cấp, nhất là cấp cơ sở về quan điểm, chủ trương, phát triển CNVH của Đảng, Nhà nước còn chưa được đầy đủ. Thị trường văn hóa trên lĩnh vực CNVH còn manh mún, chưa hoàn thiện. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ mang đến những điều kiện thuận lợi mà còn không ít thách thức. Hà Nội còn thiếu cơ chế phối hợp, liên kết tuần hoàn, bền vững giữa các lĩnh vực CNVH. Tình trạng vi phạm bản quyền ở nhiều lĩnh vực sáng tạo, thị trường văn hoá phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế… là những trở lại đòi hỏi Hà Nội phải vượt qua.

Di tích Hoàng thành Thăng Long, điểm thu hút du khách khi đến Hà Nội.

Để có thêm những căn cứ khoa học và thực tiễn, Thành ủy Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với mong muốn nhận được sự đóng góp trí tuệ trực tiếp, những sáng kiến tham vấn tâm huyết và trách nhiệm để xây dựng và phát triển Thủ đô bền vững.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cùng tham gia bàn thảo về dự thảo Đề án “Phát triển CNVH Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và dự thảo Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình về việc Hà Nội xác định phát triển CNVH trên 12 lĩnh vực: Điện ảnh; Nghệ thuật biểu diễn; Quảng cáo; Thủ công mỹ nghệ; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Truyền hình và phát thanh; Thời trang; Du lịch văn hóa; Kiến trúc; Thiết kế; Xuất bản; Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Tuy nhiên, cũng cần nhận diện rõ tiềm năng, thế mạnh của các ngành, địa phương, đơn vị mình trong các lĩnh vực CNVH; lựa chọn lĩnh vực ngành CNVH mà ngành, địa phương, đơn vị thấy có khả thi triển khai, thực hiện được.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, ông Trần Trung Hiếu cho rằng, du lịch văn hóa là thế mạnh của Hà Nội. Khai thác các giá trị văn hóa, tạo thành sản phẩm du lịch vừa nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam trong thời hội nhập. Các giá trị này còn không chỉ tạo nên sự hấp dẫn, sự khác biệt trong sản phẩm du lịch, mà còn là nguồn lực, là sức mạnh “mềm” cho phát triển bền vững và quảng bá thương hiệu quốc gia. 

Trên thực tế, du lịch văn hóa phát triển thì các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy. Điển hình ở Hà Nội, các đơn vị nghệ thuật truyền thống như Nhà hát Múa rối Thăng Long đã hoạt động kinh doanh rất tốt, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hàng năm, là điểm đến được lựa chọn của phần đông du khách nước ngoài khi tham quan Thủ đô Hà Nội... Du lịch văn hóa Hà Nội đưa nhiều khách tới các điểm di tích nổi tiếng như: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò…

Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho rằng, đối với CNVH, địa phương xác định rõ cần quan tâm đến từng ngành cụ thể, các nghệ sĩ, nghệ nhân trên địa bàn. Lâu nay, nói đến văn hóa, chúng ta chưa thực sự quan tâm nhiều đến khía cạnh văn hóa như là nguồn lực phát triển. Trong thực tế, nhiều sản phẩm văn hóa nghệ thuật có thể mang lại nguồn thu rất cao. 

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, có những doanh nghiệp thiết kế, sản xuất sản phẩm thủ công hoàn toàn không phục vụ thị trường trong nước mà chỉ xuất đi nước ngoài. Nhờ lợi thế của một quận trung tâm Thủ đô, với hệ thống di tích “dày đặc”, nhiều không gian văn hóa sáng tạo, phố đi bộ…, nhiều năm nay, các hoạt động, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã giúp mang về nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương.

Ông Lê Trung Kiên, Bí thư Huyện ủy Đông Anh, cho rằng, muốn phát triển CNVH, Hà Nội cần tạo cơ chế, chính sách để thu hút được nhiều nhà đầu tư tâm huyết cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và không nhất thiết chỉ đầu tư bằng ngân sách. Khi có nhà đầu tư tâm huyết, có cơ sở vật chất, người làm nghệ thuật, làm sáng tạo chỉ tập trung cho hoạt động sáng tạo, làm nên những sản phẩm, tác phẩm độc đáo, giá trị cao… Khi đầu tư cũng không nên “cào bằng” cả 12 lĩnh vực mà chọn tập trung đầu tư cho các lĩnh vực phù hợp, nhiều lợi thế nhất đối với Thủ đô.

Bí thư Thị ủy Sơn Tây, Phạm Thị Thanh Mai cũng cho biết, theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được quy hoạch là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, quy hoạch phát triển CNVH trên địa bàn phải căn cứ tiềm năng, thế mạnh của thị xã tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng như du lịch văn hóa, tham quan di tích lịch sử, nghệ thuật biểu diễn, làng nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã. Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố cần quan tâm đến việc phối hợp liên kết, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thu hút khách. 

“Sơn Tây có Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam, quy mô rất lớn. Tại Sơn Tây cũng có Làng cổ Đường Lâm rất nổi tiếng, được du khách trong và ngoài nước quan tâm. Nhưng lâu nay, 2 làng này chưa có sự phối hợp tốt và muốn phối hợp được thì cần có sự quan tâm từ lãnh đạo thành phố, vì Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam thuộc quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”, bà Thanh Mai nói.

Tại tọa đàm, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp, đồng thời khẳng định, phát triển CNVH là vấn đề lâu dài. Hà Nội mong muốn sẽ còn tiếp tục nhận được nhiều đóng góp tâm huyết hơn nữa từ các cơ quan, ban, ngành, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng sáng tạo trên địa bàn Thủ đô.

N.Nguyễn

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文