Khai mạc Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam-Châu Á

13:49 28/03/2016
Trong hai ngày 28 và 29-3, Làng lụa Hội An đã tổ chức Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam-Châu Á với sự tham gia của đại diện 9 quốc gia trên thế giới. Lần đầu tiên, một festival văn hóa dành riêng khai thác những giá trị văn hóa truyền thống của lụa Việt hòa quyện với sự phát triển của lụa tơ tằm châu Á.


Sáng ngày 28-3, lần đầu tiên người dân phố cổ Hội An, du khách trong nước và quốc tế đã có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của lụa Việt Nam bên cạnh lụa tơ tằm của hàng loạt quốc gia có nền sản xuất tơ lụa hàng nghìn năm như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar tại Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam-Châu Á - làng lụa Hội An.

Tỏa sáng và tham gia tại Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam-Châu Á lần này còn có các làng nghề phía Bắc, lụa Lâm Đồng thu hút hàng trăm du khách và người xem. Tại Festival còn có triển lãm Tơ lụa Việt Nam Châu Á đã qui tụ 40 gian hàng của các nước Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp, Việt Nam, một sự so sánh giữa công nghệ sạch, sản phẩm hiện đại và những sản phẩm làm tay. 

Và với một không gian làng thuần Việt với vẻ đẹp kiến trúc cổ truyền xứ Quảng, Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam-Châu Á cũng sẽ diễn ra lễ dâng hương Bà Chúa Tằm Tang, trình diễn kỹ thuật dệt truyền thống của những làng lụa Việt nam nổi tiếng như Tân Châu (An Giang), đũi ở Thái Bình, Cơ-tu Quảng Nam, Đặc Chăm Ninh. 

Đặc biệt, lần này nghệ nhân các làng nghề Tân Châu, Cowtu, Phùng Xá, Chăm cũng sẽ có cuộc trình diễn các kỹ thuật dệt truyền thống… phô diễn niềm tự hào của các nghệ nhân khi dày công giữ gìn những hoa văn cổ đã lưu truyền từ bao đời như những dòng chảy của đời sống văn hóa. 

Những kỹ thuật dệt hoa văn cổ đám cưới của người Chăm, dệt thổ cẩm dân tộc Cơ-tu, lụa tơ tằm thiên nhiên làng nghề miền Bắc tại tỉnh Bắc Giang. 

Tất cả các cuộc trình diễn đều được phối hợp với nghệ nhân các làng nghề, trình diễn, hình ảnh và sản phẩm thật. Một cuộc ra quân hùng hậu về văn hóa sản xuất tơ lụa đã được khai thác để khoác lên sản phẩm hiện đại chiều sâu truyền thống...

Theo ông Li Jilin – Chủ tịch Hiệp hội Tơ lụa Thế giới đánh giá:  Festival Văn hóa Tơ Lụa Việt Nam-Châu Á là một sáng kiến thú vị làm nổi bật văn hóa tơ lụa, làm cho những người sản xuất cảm thấy hứng khởi và có thể cổ vũ cho tinh thần của những nhà sản xuất tơ lụa. Làng lụa Hội An đã và đang là một mô hình “Bảo tàng sống trong lòng di sản sống Hội An về nghề tơ lụa” với việc hoàn thiện quy trình ươm tơ dệt lụa, bổ sung hiện vật, trưng bày hiện vật tơ lụa của các nước châu Á  để người xem có đối sánh về tơ lụa mỗi dân tộc.

Một số hình ảnh đẹp về các nghệ nhân và du khách tại Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam-Châu Á.

Để tạo ra sân chơi giao hòa giữa các khu vực tiêu dùng Đông và Tây, khuôn khổ Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam-Châu Á có một sân chơi thời trang giữa các nhà thiết kế trong và ngoài nước. Những những nhà thiết kế trẻ như Đinh Bách Đạt, Eric Nguyễn đã được tạo cơ hội đến sàn thời trang mang tính quốc tế nhờ nhiều năm gắn bó sáng tạo nên những bộ sưu tập thời trang trên nền lụa tơ tằm. 

Ngược lại, hai nhà thiết kế thời trang nước ngoài đến từ Pháp và Tây Ban Nha lại gắn bó với lụa tơ tằm Việt, nền văn hóa Việt để tạo ra dòng sản phẩm lụa pha trộn giữa châu Âu và thị hiếu tiêu dùng Việt Nam. Nhà thiết kế Tây Ban Nha, ông chủ nhãn thời trang Chula làm người xem bất ngờ khi trình diễn sự sáng tạo của ông pha trộn giữa lụa xuyên thấu và hoa văn thổ cẩm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 

Những hòa trộn đó đẹp và tạo hiệu ứng nên thơ và sâu sắc khi khai thác được văn hóa Việt Nam vào sản phẩm hiện đại,  bất ngờ tỏa sáng với tâm huyết của những nhà sản xuất và đặc biệt thiết kế tạo ứng dụng cao trong đời sống.

Hoài Thu

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文