Khám phá làng gốm độc đáo 500 năm tuổi

14:08 20/01/2017
Làng nghề gốm Quyết Thành thuộc thị trấn Quế (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) có vào khoảng thế kỉ XVI, tính đến nay đã gần 500 năm.


Đây là ngôi làng có lịch sử lâu đời, xưa gọi là làng Đinh Xá. Đặc trưng sản phẩm của làng nghề là gốm son, sản xuất nhiều sản phẩm như: Bình rượu, ấm trà, nồi nấu món cá kho làng Vũ Đại nổi tiếng. Mấy năm gần đây, gốm Quyết Thành đã bắt đầu có thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ...

Thăng trầm làng gốm

Cách thành phố Phủ Lý hơn 5km, tôi đã tìm về làng nghề gốm Quyết Thành, một làng nghề có lịch sử gần 500 năm. Trò chuyện với tôi, một “già làng” kể lại: “Từ năm 1959, với mục đích khôi phục và phát triển nghề gốm, chính quyền đã  tái thành lập Hợp tác xã gốm Quyết Thành.

Ban đầu, nghề gốm chỉ còn tập trung được ở khu vực làng Hạ, người làng Thượng không nổi lửa lò nung nữa mà sang làm thuê cho làng Hạ. Đến năm 1989, thị trấn Quế bắt đầu được thành lập, Đinh Xá Thượng được tách ra thành làng Đanh Xá, thuộc xã Ngọc Sơn (huyện Kim Bảng), còn làng Hạ được đổi tên là làng Quyết Thành theo tên Hợp tác xã và được tách ra thành một thôn của thị trấn Quế...”.

Theo tìm hiểu, gắn liền với nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm của đất nước, làng nghề gốm Quyết Thành cũng bị cuốn theo những thăng trầm ấy. Trong những khoảng thời gian đó, làng nghề phát triển thưa thớt, lò nung dần bị nguội lửa, có khi tưởng chừng như bị mai một.

Sản phẩm chỉ lưu thông trong khu vực nội địa, các dịch vụ thu mua đi bán dạo khắp nơi. Vì thế, sản phẩm không nhiều, công nghệ không có ai dám đầu tư thay đổi. Qua khảo sát, toàn bộ làng gốm có hơn 600  khẩu, và hơn 200 hộ gia đình thì hiện tại chỉ có khoảng 70 hộ, với mỗi hộ một lao động chính còn tham gia làm nghề thường xuyên.

Tên của làng nghề 500 năm được đặt cho tên làng hiện nay thuộc thị trấn Quế (Kim Bảng, Hà Nam).

Năm 2004, làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, sản phẩm có màu vàng son gắn với những mẫu sản phẩm đa dạng mang tính truyền thống được quảng bá rộng rãi, được nhiều người biết hơn. Trong đó, những người thợ giỏi được công nhận vì đã có công lao đóng góp cho phát triển làng nghề. Làng gốm Quyết Thành dần được khôi phục lại, còn sớm tạo được thương hiệu.

Nhờ nhiệt huyết của những người con yêu nghề gốm, hiện nay mỗi năm làng nghề đã cho ra được 6 triệu sản phẩm, chủ yếu là bình rượu, ấm trà, chum lọ,... và một số vật dụng cần thiết khác trong cuộc sống. Sau khi cho ra lò, những sản phẩm được phân phối ở các tỉnh: Hà Nội, Hà Giang, Thái Bình, Thanh Hóa,... cùng các tỉnh miền Nam. Tuy làng gốm còn mỗi 5 lò đốt, trong đó chỉ có một lò đốt công nghệ mới nhưng đã mang lại thu nhập trung bình mỗi tháng 3,5 triệu đồng/người.

Chia sẻ nỗi niềm về làng nghề của mình với PV Báo CAND, ông Nguyễn Đức Phú, Chủ nhiệm Hợp tác xã làng gốm Quyết Thành bày tỏ: “Dẫu làng nghề được gây dựng lại, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề như các khoản thuế chưa được ưu đãi, lực lượng có tay nghề lao động ít, thiếu sự đầu tư, chú trọng của các cấp ban ngành Nhà nước. Cần có những lò đốt công nghệ mới để đảm bảo môi trường. Ngoài ra, một số mặt hàng gia dụng đầu ra còn chậm, còn lại đã có thương hiệu nên được thương lái đặt hàng...”.

Ông Nguyễn Đức Phú, Chủ nhiệm Hợp tác xã gốm Quyết Thành.

Bí ẩn gốm quý "biết" thải độc rượu

Từ lâu, gốm Quyết Thành nổi tiếng bởi có khả năng thải aldehit (chất độc trong rượu). Hôm chúng tôi đến đây, vô tình gặp anh Nguyễn Tiến Thao (quê ở Hải Phòng). Anh Thao có một cơ sở sản xuất rượu, về Quyết Thành tìm hiểu để đặt hàng mua gốm về ngâm rượu. 

Chia sẻ lý do tìm về làng gốm Quyết Thành, anh Thao nói: “Tôi cũng được nghe về chuyện gốm biết thải độc rượu nên từ Hải Phòng để tìm hiểu. Nếu chuyện này có thật thì sẽ kết hợp gốm nơi đây với rượu truyền thống nhà tôi để tạo nên loại rượu mới… giúp người uống không sợ bị ngộ độc, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng”.

Một số sản phẩm của làng gốm Quyết Thành.

Ông Nguyễn Đức Phú – Chủ nhiệm Hợp tác xã làng gốm Quyết Thành lý giải: “Nhờ thiên nhiên khí hậu ban tặng mà đất ở đây khác với những nơi khác không có được. Vì thế, khi sản phẩm đem đựng rượu thì thải được chất độc rượu Aldehyt (Aldehyt là một độc tố gây ung thư, bệnh tim mạch, những bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh mất trí nhớ, Parkinson và Alzheimer,… dù với một lượng ít – PV), những độc tố ra ngoài. Mà vẫn giữ được hương vị của rượu, không giảm nồng độ, thể tích và uống sẽ thấy mát. Ngoài ra, dùng sản phẩm ấm trà để pha thì uống thơm và mát, giữ cho trà được lâu vì cách ẩm tốt”.

Cũng theo ông Phú, hiện tượng đặc biệt này khoa học chưa lý được nhưng từ trước đến nay các thương hiệu rượu truyền thống, chè sa tuyết nổi tiếng đang kết hợp sử dụng với sản phẩm của chúng tôi.

Qua bao thăng trầm cùng với đất nước, làng nghề gốm Quyết Thành dần xây dựng được thương hiệu trong và ngoài nước với đa dạng sản phẩm độc đáo. Làng nghề truyền thống ấy dần mạnh mẽ được xếp vào vị trí có sản phẩm hàng son được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận thương hiệu Gốm son mỹ nghệ vào năm 2010.

Ông Nguyễn Đức Phú - Chủ nhiệm Hợp tác xã làng gốm cho biết: “Nghề gốm xuất hiện ở làng Đinh Xá (cũ) khoảng 500 năm trước, do một người từ Thanh Hoá mang ra truyền lại nơi đây. Sau đó cả làng gọi ông là tổ sư nghề gốm nhưng chưa có ghi chép cụ thể. Để báo ơn cho ông, làng đã tôn làm Thành hoàng làng, đặt đền thờ tại đình làng và hàng năm đều mở hội làng vào hai ngày là 15 và 16 tháng Giêng Âm lịch để tưởng nhớ đến ông tổ nghề của làng gốm Quyết Thành”.
Hoàng Phong

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文