Không gian văn hóa người Mạ trong lòng Đà Lạt

09:09 21/12/2019
Lần đầu tiên đến với Festival hoa Đà Lạt năm 2019 (từ ngày 20 đến 24-12) du khách đã được chiêm ngưỡng không gian văn hóa của người Mạ, một dân tộc thiểu số sống ở bờ Bắc thượng nguồn sông Đồng Nai, dưới chân dãy Nam Trường Sơn hùng vĩ.

Điểm nhấn khác biệt trong dịp Festival hoa Đà Lạt lần này so với 7 lần trước chính là không gian văn hóa của người Mạ bên cạnh bờ hồ Xuân Hương, giữa lòng Đà Lạt. Nhà nghiên cứu văn hóa Đinh Thị Nga cùng cộng sự đã dành nhiều thời gian, tâm huyết trong việc nỗ lực tái hiện, phục dựng lại không gian này để giới thiệu tới bạn bè, công chúng trong và ngoài nước. Nhiều du khách được khám phá, tìm hiểu về đời sống hôn nhân, phong tục tập quán, tâm linh tín ngưỡng nguyên thủy của người Mạ.

Theo bà Đinh Thị Nga, người nhiều năm dành công sức nghiên cứu về văn hóa người Mạ, thật ra khi mới xây dựng, căn nhà của bà con người Mạ không dài như chúng ta vẫn thường thấy. Khi mới dựng nhà, đôi vợ chồng trẻ thường dựng căn nhà vừa đủ để ở. Nhưng, cộng đồng người Mạ vốn có lối sống của một gia đình với nhiều thế hệ.

Cứ mỗi thành viên trong nhà lập gia đình, đôi vợ chồng trẻ phải tự đi chặt cây, lấy lá mây để nối vào với ngôi nhà của ông bà, bố mẹ, cho đến khi ngôi nhà dài thườn thượt. Mỗi một cặp vợ chồng có riêng một bếp lửa và một nhà kho đựng lúa. Trong ngôi nhà dài dù có tới 9 đến 10 cặp vợ chồng cũng chỉ có một bàn thờ thần Mặt Trời vàmột cây nêu uống rượu cần.

Tái hiện không gian văn hóa người Mạ trong lòng Đà Lạt.

Ngôi nhà dài trưng bày ở hồ Xuân Hương được cho là ngôi nhà dài duy nhất của người Mạ ở Lâm Đồng còn sót lại cho đến nay. Chủ đầu tiên của căn nhà là già làng Điểu KBanh và gia đình em rể Điểu KRư làm từ cách đây 50 năm ở buôn Go, huyện Cát Tiên. Cột nhà được làm bằng gỗ mun nên ngôi nhà có thể tồn tại trên được 200 năm.

Cùng với nhà dài là rất nhiều vật dụng, chum ché, ghè cổ, công cụ lao động sản xuất, săn bắn, hái lượm gắn liền với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống của cư dân người Mạ không thể tách rời với tín ngưỡng tâm linh và lễ hội truyền thống. Rượu cần là thứ chưa bao giờ vắng mặt trong các sự kiện quan trọng. Ở những ngôi nhà sàn truyền thống, rượu luôn đầy ắp trong các ghè, chóe. Thảo dân mở rượu cần trong bất cứ dịp nào, nhất là khi có khách từ nơi xa đến. Rượu cần đã mở, tiếng cồng chiêng cũng bắt đầu nổi lên, lúc trầm khi bổng, khi gần, lúc xa, nhiệt thành chào đón người bạn phương xa hay mùa lúa mới, một chàng rể hay đứa trẻ chào đời…

Theo nhà nghiên cứu Đinh Thị Nga, với cư dân người Mạ ở Lâm Đồng, từ xa xưa, ghè, chóe được coi là của cải, báu vật… Chóe không chỉ để ủ rượu cần mà trở thành lễ vật trong hôn nhân mẫu hệ. Cổ dân Tây Nguyên quan niệm rằng, chóe cũng có đời sống của riêng nó. Người Mạ còn có lễ riêng để cúng chóe, nuôi chóe…

Khi cha mẹ còn sống, họ thường tặng con những chiếc chóe quý. Họ thường xuyên ủ rượu đầy trong chóe với niềm tin rằng cha mẹ lúc nào cũng có rượu để uống. Cũng từ đó, những chiếc chóe đó không bao giờ được mua bán, trao đổi nữa. Những chiếc chóe như vậy thường được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành linh vật thiêng liêng, gắn bó, gần gũi với tộc họ.

Trong không gian văn hóa người Mạ bên tái hiện hồ Xuân Hương nhân sự kiện Festival hoa Đà Lạt năm 2019, những ghè, chóe này cũng đã được các nhà nghiên cứu sưu tầm, trưng bày, giới thiệu tới du khách.

Khắc Lịch

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文