Làm gì lễ hội hết biến tướng, trục lợi?

Lễ hội biến tướng: Khó tìm “thuốc đặc trị”

13:42 19/02/2017
Cùng với sự nở rộ hoạt động phục hồi, tổ chức lễ hội truyền thống, nhiều lễ hội trên cả nước liên tục bị chỉ trích vì tình trạng lộn xộn. Mỗi mùa lễ hội đến, nhiều “bệnh cũ” lại tái phát. Vì sao?

Khi chúng tôi đặt vấn đề về quản lý và tổ chức lễ hội, bà Phạm Thị Oanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nam Định, người nhiều năm liền là Trưởng ban Tổ chức lễ khai ấn đền Trần cho biết, những vấn đề nảy sinh từ lễ hội mỗi năm mỗi khác, và thực sự, mỗi mùa lễ hội đều căng thẳng.

Năm 2017, đêm diễn ra lễ khai ấn đã không còn những hình ảnh phản cảm như chen lấn mức độ giẫm đạp lên nhau, tranh cướp lộc. Lý do là ban tổ chức đã lùi việc phát ấn muộn hơn, vừa đáp ứng được nguyện vọng của du khách thập phương, vừa tránh tình trạng chen lấn, ách tắc giao thông cục bộ. Người tham dự đêm khai ấn không còn cơ hội cướp lộc lấy may vì toàn bộ đồ lễ đã được thu dọn sạch vào cung cấm, sau đó nhà đền mở cửa phục vụ cho nhân dân thực hiện các nghi thức tâm linh. Hàng rào sắt thiết lập trên đường rước lùi xa tối đa, hạn chế việc người dân ném tiền lên kiệu rước…

Lực lượng an ninh nỗ lực ngăn đám đông tiếp cận kiệu rước trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định).

Tuy nhiên, ít ai biết, để có kết quả này, những người trong ban tổ chức mất rất nhiều công sức và phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo. Riêng năm 2017, ban tổ chức lập đến 4 tiểu ban: nghi lễ, tuyên truyền, an ninh trật tự và hậu cần. Có 2 đoàn kiểm tra liên ngành được thành lập để xử lý tình trạng ăn xin, ăn mày, tăng giá dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, đổi tiền lẻ…

Đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai ấn, ban tổ chức đã phải huy động hơn 2.000 người, chia thành 23 chốt và 5 vòng bảo vệ. 1 ngày trước đêm khai ấn, toàn bộ lực lượng đã tập trung về đền thực binh, nhận nhiệm vụ từng khu vực, chốt gác…

Với lễ hội cướp phết của người dân xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ), sau nhiều tranh cãi về tình trạng hỗn loạn bởi tranh cướp phết, địa phương đã buộc phải thay đổi cách thức tổ chức. Thay vì cho tất cả cùng tham gia cướp phết, năm 2017, ban tổ chức chỉ cho người dân bản địa tham gia và chia thành đội, phân biệt trang phục rõ ràng. Lực lượng đảm bảo an ninh trật tự được tăng cường, giữ khoảng cách giữa người xem hội với khu vực diễn ra cướp phết.

Nhưng thời điểm cao trào, đám đông như trong cơn say tập thể, bất chấp lực lượng chức năng, phá vỡ thế trận, tràn vào cướp vật được cho là may mắn. Chỉ có điều, kết thúc trận đấu không luật lệ này, cả người cầm trên tay quả phết lẫn những thanh niên trai tráng lấm lem nằm thõng thượt cùng bùn đất đều hỉ hả như cuộc chơi không hề có kẻ thắng, người thua.

Tại hội Lim, nhiều năm nay, ngày khai hội, du khách vẫn nườm nượp đổ về.  Trao đổi với phóng viên Báo Công an nhân dân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Du, Bắc Ninh, ông Lưu Đắc Hùng, đại diện ban tổ chức cho  biết, lễ hội là của cộng đồng, diễn ra tại địa phương nên địa phương phải quản lý. Để có hình ảnh về một hội Lim như hôm nay, ban tổ chức đã phải qua một hành trình khá dài vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Năm 2016 xảy ra hiện tượng du khách thay trang phục ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ niệm nên năm 2017, địa phương bố trí thêm khu vực riêng để cho khách du xuân có chỗ thay quần áo. Cũng để tránh làm mất mỹ quan khu vực diễn ra lễ hội, tránh tình trạng “chặt chém” về giá cả khi du khách về địa phương và người dự  hội thiếu nơi vệ sinh, bỏ rác bừa bãi, ban tổ chức thuê thêm 20 nhà vệ sinh lưu động bố trí quanh khu vực, yêu cầu thị trấn giao các điểm bán hàng niêm yết giá, bán mặt hàng đúng theo quy hoạch, mỗi quán hàng phải có một sọt rác để phục vụ đảm bảo vệ sinh.

Riêng huyện mua trên 30 thùng rác đặt ở các điểm… “Đối phó” với tình trạng bãi xe tự phát mọc lên, lấy giá vé cao, ban tổ chức đã thiết kế 5 điểm giữ xe. Với những điểm dịch vụ do người dân tự tổ chức, địa phương khuyến khích giữ giá ngày thường, yêu cầu niêm yết giá rõ ràng.

Hiện tượng các liền anh liền chị biểu diễn, ngả nón nhận tiền của du khách, chỉ khi dư luận ồn ào phản đối, cả người tổ chức lẫn người biểu diễn mới giật mình. Mùa lễ hội năm 2017, ban tổ chức cấm hoàn toàn hình thức này, song những ngày diễn ra chính hội, nhiều liền anh, liền chị vẫn giữ quan điểm mình hát, người nghe thưởng là chuyện bình thường. Thay vì ngả nón nhận tiền, nhiều đoàn chuyển thành mời trầu và nhận tiền của du khách.

Trao đổi với chúng tôi, những người có kinh nghiệm tổ chức lễ hội tại nhiều địa phương đều chung nhận định: Lễ hội không phát sinh điểm này thì sẽ phát sinh điểm khác. Riêng về sự hỗn loạn của lễ hội, đặc biệt là lễ hội gắn với các đình, chùa, Đại đức Thích Tỉnh Thiền, Phó trụ trì Thiền viện Trúc Lâm, Sùng Phúc (Hà Nội) lý giải, người đi hội, đi lễ hiện nay đang hiểu sai về mục đích, ý nghĩa của việc thờ cúng tại các đình đền.

Vì thần, thánh được thờ tự trong các đình, đền là những người có công lao với cộng đồng. Lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của họ. Đây cũng là những biểu tượng tốt đẹp để mọi người trong cộng đồng hướng về. Người đi lễ  là để tĩnh tại, sám hối, hướng nguyện bản thân theo những giá trị tốt đẹp chứ không phải đến để cầu được cái này cái khác. Vì hiểu sai bản chất như thế nên mới dẫn đến tình trạng bát nháo ngay tại những nơi linh thiêng, giành giật lộc thánh như hiện nay...

Tại buổi tổng kết hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội năm 2016, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho rằng, thời xưa, tham gia lễ hội chỉ trong phạm vi hẹp của một địa phương, nay có khi là cả nước, sẽ càng khó quản lý nên việc còn tồn tại mặt này mặt khác là chuyện không tránh khỏi. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, công tác quản lý lễ hội còn nhiều tồn tại, còn thương mại hóa lễ hội và đây không phải là hiện tượng cá biệt.

Biến tướng lễ hội, thương mại hóa làm cho lễ hội không còn nguyên nghĩa, làm mất giá trị văn hóa của lễ hội, các tập tục chứa đựng yếu tố bạo lực, phản cảm thì phải tuyệt đối ngăn chặn, quản lý tốt hơn. Ít nhất là kết quả của mùa lễ hội năm 2017 phải tốt hơn năm 2016. Người làm công tác tổ chức, quản lý lễ hội cũng phải xác định lễ hội là chốn đông người, là phức tạp, thu hút nhiều người tham gia cũng là cơ hội để phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch. Tuy nhiên, thực tế, phát triển du lịch từ lễ hội có như kỳ vọng?

Ngọc Nguyễn – Quang Cảnh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文