Liên hoan nghệ thuật sân khấu về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” năm 2020:

Khắc họa sinh động, chân thực về người chiến sĩ CAND

08:48 15/07/2020
Trước thềm Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND”, Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy, Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác Chính trị, Bộ Công an, Phó trưởng Ban Tổ chức Liên hoan đã chia sẻ với PV Báo CAND về kỳ Liên hoan nhiều ý nghĩa này.

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ IV năm 2020 dự kiến khai mạc vào tối 16/7. Đây là một trong những sự kiện lớn chào mừng 75 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND (19/8/1945–19/8/2020), 15 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005–19/8/2020).

Trước thềm Liên hoan, Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy, Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác Chính trị, Bộ Công an, Phó trưởng Ban Tổ chức Liên hoan đã chia sẻ với PV Báo CAND về kỳ Liên hoan nhiều ý nghĩa này.

Phóng viên: Thưa Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy, Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” đã được tổ chức 3 kỳ. Ban Tổ chức nhận định như thế nào về hiệu quả từ 3 kỳ tổ chức Liên hoan trước đây?

Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy.

Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy: Năm 2005 có 18 đoàn nghệ thuật tham gia 18 vở diễn, thuộc 4 loại hình. Trong đó, Kịch nói có 13 vở, Cải lương có 2 vở, Chèo 2 vở, Dân ca kịch 1 vở. Năm 2010, Liên hoan thu hút 17 đoàn với 5 loại hình, bao gồm 11 vở Kịch nói, 1 vở Cải lương, 3 vở Chèo, 2 vở Dân ca kịch. Năm 2015 có 20 đoàn tham gia với 4 loại hình, gồm 12 vở Kịch nói, 3 vở Cải lương, 3 vở Chèo, 2 vở Dân ca kịch. Đến Liên hoan lần này có 27 đoàn nghệ thuật với 33 vở diễn, thuộc 4 loại hình, gồm 4 vở Chèo, 6 vở Cải lương, 5 vở Dân ca kịch, 18 vở Kịch nói.

Như thế, số lượng các đơn vị tham gia 3 đợt trước ít hơn đợt 4. Kịch bản ở các kỳ trước cũng mới chỉ khai thác được một số lĩnh vực trong công tác của lực lượng Công an, chưa có nhiều vở diễn ca ngợi được hình ảnh, hình tượng của người chiến sĩ CAND “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” ở nhiều lĩnh vực công tác Công an. Lý do là chưa có chủ trương mở các trại sáng tác kịch bản về đề tài CAND vì bình yên cuộc sống nên nguồn kịch bản chưa có nhiều cho các đơn vị nghệ thuật khai thác.

Ở thời điểm đó, tác giả, đạo diễn của lĩnh vực sân khấu cũng không hiểu nhiều về các mặt công tác Công an, nên không viết. Các đạo diễn, diễn viên dàn dựng các vở về Công an, diễn các vai Công an chưa nắm bắt được cuộc sống và chưa hiểu lắm về công việc của các cán bộ, chiến sĩ Công an nên không dám khai thác.

Phóng viên: Liên hoan lần này có nhiều điểm mới so với 3 kỳ tổ chức trước đó không, thưa NSND Nguyễn Công Bẩy?

Cảnh trong vở “Vẫn sống” của Nhà hát CAND – 1 trong số 33 tác phẩm tham dự Liên hoan.

Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy: Nguồn kịch bản cho Liên hoan kỳ này rất phong phú nên các vở diễn đã khai thác được đa số các lĩnh vực của công tác Công an. Từ hình ảnh của người chiến sĩ tình báo, người chiến sĩ an ninh, hình ảnh của lực lượng Cảnh sát phòng, chống ma túy, sự nỗ lực quyết tâm, hy sinh quên mình của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng cho đến các đồng chí quản giáo, giám thị trại giam, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát điều tra… đều được tìm hiểu, khai thác trong các tác phẩm.

Các vở diễn dự Liên hoan năm nay có nhiều hứa hẹn tốt đẹp về chất lượng chuyên môn, có sự tham gia của đông đảo các tác giả, đạo diễn, diễn viên tài hoa. Trong quá trình diễn ra Liên hoan, chúng tôi có xây dựng một tọa đàm cùng các nhà chuyên môn về xây dựng hình tượng người chiến sĩ CAND, tổng kết qua 4 kỳ liên hoan về hiệu quả tuyên truyền cũng như sức lan tỏa của các vở diễn. 

Để thông qua hình tượng người chiến sỹ Công an được tái hiện trong các tác phẩm sân khấu, nhân dân hiểu được cuộc sống, chiến đấu, lao động và học tập của cán bộ chiến sĩ CAND, từ đó chia sẻ, đồng cảm, đồng lòng cùng lực lượng CAND trong các lĩnh vực công tác, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Từ kỳ tổ chức lần thứ 3 và lần thứ 4 này, Liên hoan đã có sự tham gia đầy trách nhiệm của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Các đơn vị này tham gia vào Ban Tổ chức, thẩm định chuyên môn, chất lượng của vở diễn. Đây là điều rất tốt để Liên hoan tiến tới thành công.

Phóng viên: Về cơ cấu giải thưởng, Liên hoan kỳ IV có gì khác so với các kỳ Liên hoan trước không?

Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy: Chúng tôi tuân thủ theo Quy định mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Chính phủ về công tác văn hóa, nghệ thuật. Ban Tổ chức chỉ có 2 loại giải là Huy chương Vàng, Bạc cho vở diễn và cho diễn viên, không có Huy chương Đồng.

Ngoài ra còn có một số giải về diễn viên tài năng, Giải cho những người cống hiến qua 3 kỳ hoặc 4 kỳ Liên hoan để ghi nhận công lao đóng góp của đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước. Tỷ lệ giải thưởng cũng theo quy định chung của quốc gia. Các giải thưởng của Liên hoan, sau này sẽ là cơ sở để xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết, đến nay, Ban Tổ chức đã có sự chuẩn bị cho Liên hoan lần thứ IV năm 2020 như thế nào?

Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy: Năm 2016 và năm 2019 có 2 lần Bộ Công an mở Trại sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”, thu hút nhiều tác giả trong và ngoài lực lượng CAND tham gia. Mỗi trại sáng tác có mấy chục kịch bản. Trong đó, năm 2016, mở Trại tại Sầm Sơn, Thanh Hóa và năm 2019 mở tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Các trại sáng tác tạo nguồn kịch bản phong phú cho Liên hoan kỳ IV năm 2020.

Vừa qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Cục Công tác Đảng và Công tác Chính trị đã tiến hành thẩm định nội dung, chủ đề, tư tưởng của vở diễn tham gia Liên hoan kỳ IV. Trước đó, Cục Công tác Đảng và Công tác Chính trị cũng đã ký văn bản gửi Công an các đơn vị, địa phương có các đơn vị, đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn về nghiệp vụ Công an và vở diễn theo đúng chủ đề, tư tưởng của Liên hoan. 

Có 33 vở diễn của 27 đơn vị nghệ thuật qua tổng duyệt. Tham gia các vở diễn có hơn 1.000 diễn viên của cả các miền Bắc, Trung, Nam. Ban Tổ chức đã ấn định khai mạc Liên hoan vào 19h30 ngày 16/7. Bế mạc là 20h ngày 2/8 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội.

Về lịch thi, Ban Tổ chức bố trí 1 ngày thi 2 vở, đồng thời tiến hành kiểm tra tất cả các điều kiện như âm thanh, ánh sáng, màn hình LED phục vụ tốt nhất cho Liên hoan. Liên hoan năm nay được tổ chức sát thềm kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND, 15 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đây sẽ là một hoạt động lớn và giàu ý nghĩa trong dịp này.

Phóng viên: Xin cảm ơn Đại tá, NSND Nguyễn Công Bẩy.

Ngọc Nguyễn (thực hiện)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文