Nhà văn Nguyễn Đình Lạp:

Một trong những nhà văn đầu tiên viết về chiến công của lực lượng Công an

09:09 08/01/2016
Ngày 7-1, Nhà xuất bản (NXB) CAND tổ chức buổi hội thảo giới thiệu cuốn sách “Nguyễn Đình Lạp – Tuyển tập”.

 

Đây được đánh giá là cuốn sách tương đối đầy đặn gồm phần lớn những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Lạp mà gia đình ông kết hợp với Nhà xuất bản CAND dày công sưu tầm, tìm kiếm được. Trong số đó, đặc biệt có tác phẩm được cho là một trong những áng văn viết sớm nhất về chiến công lẫy lừng của lực lượng Công an.

Nhà văn Ngô Thảo đã từng chia sẻ rằng, năm 1962, khi mới ở độ tuổi đôi mươi, ông biết đến Nguyễn Đình Lạp khi quyết định chọn nhà văn này để nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp năm thứ 3, Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội). Tuy nhiên, khi chàng sinh viên Ngô Thảo lúc ấy đi tìm kiếm, thì vì nhiều lý do khác nhau, mọi thông tin về Nguyễn Đình Lạp không còn gì ngoài chính cái tên. Thế rồi bằng sự quyết tâm, dày công nghiên cứu, tìm tòi qua nhiều cách khác nhau của mình, Ngô Thảo đã gần như làm sáng tỏ cơ bản con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Lạp trong luận văn mang tên: “Yếu tố nhân đạo và hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Đình Lạp”.

Nhà văn Nguyễn Đình Lạp sinh ngày 19-9-1913 tại làng Bạch Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay là phố Bạch Mai, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ông nội ông là cụ Nguyễn Đình Phác, một nhà nho yêu nước, một chí sĩ của Đông kinh nghĩa thục, từng bị đày 10 năm ở Côn Đảo vì tham gia vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội. Chú ruột là Nguyễn Phong Sắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách Xôviết Nghệ Tĩnh 1930.

Trong dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Lạp, nhà văn Ngô Thảo có viết: Làng Bạch Mai, nơi ông ở, khi ấy là ngoại ô ao tù, bãi rác của Thủ đô. Đây là làng của những người nghèo khổ, sống bằng nghề làm thuê, ở mướn, buôn thúng, bán mẹt, và bán… thân. Họ làm đủ thứ nghề, nào phu xe, đồ tể, giò chả, lưu manh chuyên nghiệp, gái điếm có đăng ký và không đăng ký… Những gia đình thân quen, hàng xóm ấy sau này đã đi vào hầu như toàn bộ sáng tác của ông, từ tin tức, tường thuật cho đến các phóng sự rồi truyện, tiểu thuyết.

Nhà văn Ngô Thảo viết: Số báo “Tiền phong” đầu tiên, mùa thu năm 1945, mà bìa là một lá cờ đỏ sao vàng trùm kín là tác phẩm của nhà thơ - họa sĩ Thâm Tâm, đã có bài của Nguyễn Đình Lạp về niềm vui của người dân được độc lập. Khi giặc Pháp gây hấn ở Nam Bộ, ông có mặt trong đoàn văn nghệ sĩ đầu tiên Nam tiến. Đoàn vào đến Nam Trung bộ, thì phải trở ra, và chỉ kịp về Hà Nội một tuần trước ngày toàn quốc kháng chiến. Lúc ấy, theo phân công, Nguyễn Đình Lạp cùng gia đình tản cư vào Thanh Hóa. Làng Quần Tín là nơi tập họp đông đúc gia đình các văn nghệ sĩ. Và Nguyễn Đình Lạp là một trong những văn nghệ sĩ đầu tiên gia nhập quân đội. Ông có tên trong Bộ biên tập mở rộng của báo “Vệ quốc quân”.

Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái, cho biết: “Năm 1950, Nguyễn Đình Lạp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến năm 1951 - 1952, ông được biệt phái công tác về mặt trận Hà Nội. Thời kỳ này ông đã tham gia viết một số điển hình của Công an Hà Nội trong đó có cuốn truyện nổi tiếng “Chiếc va ly” – viết về nữ Công an Nguyễn Thị Lợi (nhân vật trong tác phẩm lấy tên là Nguyễn Thị Lộc) đã tình nguyện hi sinh để đánh đắm thông báo hạm Amyot DInviblle tối tân của Pháp. Tác giả Phạm Trọng Quân cho rằng: “Đây là một trong những tác phẩm văn học sớm nhất viết về chiến công lừng lẫy của lực lượng Công an”.

Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái tặng hoa cho thân nhân gia đình nhà văn Nguyễn Đình Lạp.

Ngày 24-4-1952, tại Quân y viện 32 ở Thanh Hóa, nhà văn Nguyễn Đình Lạp đã trút hơi thở cuối cùng sau một cơn bệnh nặng khi ông chưa đầy 39 tuổi và chưa kịp viết hết những điều ông ấp ủ.

PGS.TS Lê Thị Đức Hạnh nhận xét: “Một điểm nổi bật, có thể nói ít thấy ở những ngòi bút đương thời, là Nguyễn Đình Lạp có một nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ, từ đó soi rọi, nâng đỡ nhân vật”. Còn Giáo sư Phong Lê, thì khẳng định: “Đặc sắc và đóng góp của Nguyễn Đình Lạp đó là sự chuyên tâm hoặc chuyên canh cho thể loại phóng sự - tiểu thuyết, hoặc tiểu thuyết – phóng sự. Là sự kết hợp giữa sự thật của phóng sự và hư cấu của tiểu thuyết mà không gây nên cảm giác giả hoặc gượng”. 

Theo chia sẻ của bác Nguyễn Đình Mạnh và bác Nguyễn Thị Trân – hai người con của nhà văn Nguyễn Đình Lạp, thì để có thể phối hợp với Nhà xuất bản CAND cho ra đời tuyển tập này, gia đình các bác đã phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của rất nhiều người, nhiều nguồn. Có nhiều tác phẩm không còn bản thảo ở trong nước, gia đình bác phải nhờ người quen tìm kiếm ở các thư viện bên nước Pháp, sau đó sao chép lại. Việc NXB CAND xuất bản được cuốn sách này, là thực hiện thành công tâm nguyện của gia đình bác Mạnh, bác Trân và toàn thể con cháu đối với người cha, người ông vô vàn kính yêu.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ, từ thời ông mới lên chín, lên mười, mượn được cuốn sách của Nguyễn Đình Lạp nhưng bị mối mọt gặm, nước làm vàng ố mất nhiều trang ở phần đầu. Vì vậy, lúc đó ông không có cơ hội được đọc trọn vẹn cuốn sách này và luôn thấy đau đáu, tiếc nuối được thưởng thức hết các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Lạp.

Theo Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc, Tổng Biên tập NXB CAND, việc cho xuất bản Tuyển tập Nguyễn Đình Lạp không chỉ là hành động tri ân tác giả của NXB CAND, mà thông qua cuốn sách này, bạn đọc yêu mến văn chương cả nước cũng có điều kiện tiếp cận đầy đủ hơn với những tác phẩm của một tác giả có tên tuổi, nhân cách lớn của văn học Việt Nam.

Cảnh Vũ

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文