Người Việt chưa “mặn mà” với tranh Việt

09:53 25/02/2017
Theo đánh giá của ngành mỹ thuật thì từ những năm trước 1990 đến nay, các tác phẩm hội họa của nhiều thế hệ họa sĩ Việt đều được mua bởi các phòng tranh nước ngoài và đối tượng là khách nước ngoài chiếm 95 - 99% thị phần của thị trường tranh.

Làng hội họa Việt Nam - nơi sản sinh ra biết bao họa sĩ với những tác phẩm để đời như bộ tứ huyền thoại Nghiêm - Liên - Sáng - Phái (Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái); cùng các họa sĩ nổi tiếng Trường Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 1945) như Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sỹ Ngọc, Tạ Tỵ…

Qua những tác phẩm của các danh họa, chúng ta có thể nhận biết được tiến trình cùng những thành tựu, chất chứa bao hoài bão các giá trị “chân”, “thiện”, “mỹ” vĩnh cửu trong cuộc sống. Cái giá trị thuộc về con người, hết sức nhân tính mà trải qua bao thời đại, người nghệ sĩ luôn phải đấu tranh, khẳng định mình và mong mỏi vươn lên.

Thế nhưng, điều đáng buồn hiện nay đó chính là ngay cả những bức họa nổi tiếng - những tác phẩm nghệ thuật vô giá của các họa sĩ trứ danh lại không được người Việt chú ý và thưởng thức.

Dạo một vòng quanh TP Hồ Chí Minh, nơi có phòng tranh của các họa sĩ nổi tiếng, một thực tế đáng buồn là đa phần khách đến xem và mua tranh là khách nước ngoài, hiếm hoi lắm mới có một vài khách Việt đến xem tranh. Thậm chí, ngay cả Bảo tàng Mỹ thuật - nơi thường xuyên tổ chức những triển lãm lớn, có tầm quy mô thì lượng khách Việt đến xem tranh cũng rất ít.

Một số họa sĩ nổi tiếng trong làng mỹ thuật Việt cho biết, thị trường tranh ở Việt Nam rất ảm đạm, khách hàng phần nhiều là từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

Theo đánh giá của ngành mỹ thuật thì từ những năm trước 1990 đến nay, các tác phẩm hội họa của nhiều thế hệ họa sĩ Việt đều được mua bởi các phòng tranh nước ngoài, các nhà sưu tập nước ngoài, hoặc thông qua các phòng tranh Việt Nam làm trung gian… trong đó đối tượng mua tranh nghệ thuật, khách nước ngoài vẫn chiếm 95 - 99% thị phần của thị trường tranh.

Việc xây dựng một thị trường tranh nội địa cũng là vấn đề nhức nhối, bởi muốn nghệ thuật phát triển thì cần phải có sự quan tâm của chính người dân bản địa, vì chính người dân là tác nhân quan trọng để giữ gìn và quảng bá nghệ thuật của người Việt. Việc không có thị trường nội địa sẽ làm chậm sự công nhận của quốc tế đối với nghệ thuật Việt Nam.

Họa sĩ Trí Đức tại TP Hồ Chí Minh có một cách nhìn rất khách quan về thị trường tranh Việt. Theo anh thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc thị trường tranh ảm đạm là do cầu nối giữa người sáng tác - họa sĩ với người mua tranh thiếu tính đồng điệu.

Cụ thể là việc thị hiếu cũng như sự hiểu biết về nghệ thuật của người dân không đạt, dẫn đến không cảm được tranh của các họa sĩ, còn các họa sĩ thì sáng tác theo tư duy chủ quan của chính bản thân mình. Chính điều này đã tạo ra một bức tường ngăn khiến cho nghệ thuật không đến được với nhân sinh.

Hải Âu

Đang lưu thông trên quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, xe khách mang biển kiểm soát TP Đà Nẵng bất ngờ mất lái, va vào các cột mốc bên đường dẫn đến lật xe khiến 9 người tử vong, 15 người bị thương.

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

Chiều 24/7, tại xóm Bản Đồn, xã Tân Kỳ, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Công an phối hợp Tỉnh uỷ, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công "điểm" thực hiện Đề án của UBND tỉnh về "Xây dựng 1.000 căn nhà cho nhân dân thực hiện mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.