Nhếch nhác vệ sinh môi trường tại Di tích Hải Vân Quan

08:09 22/08/2017
Di tích Hải Vân Quan đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH -TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, thuộc sự quản lý trực tiếp của TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đây là di tích kiến trúc quân sự độc đáo có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, quân sự, kiến trúc và cảnh quan trong hệ thống di tích triều Nguyễn. Hằng ngày, nơi đây có rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tuy nhiên, môi trường xung quanh Di tích Hải Vân Quan chưa được giữ gìn tốt; người dân, du khách vứt rác thải bừa bãi, vương vãi khắp nơi.

Đặc biệt, có một số hộ chăn bò, gia súc thả rông phóng uế bừa bãi trên mặt đường đỉnh đèo Hải Vân và trong khu di tích.

Được biết, khu vực đỉnh đèo Hải Vân hiện có 12 hộ kinh doanh, buôn bán, thuộc địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã cắm các biển báo cấm xả rác, đốt lửa, đồng thời vận động các hộ kinh doanh dọn dẹp vệ sinh môi trường... Tuy nhiên, tình trạng xả rác bừa bãi và để vật nuôi phóng uế bừa bãi trên mặt đường ở đỉnh đèo và trong khuôn viên khu di tích vẫn xảy ra.

Bò thả rông gây mất vệ sinh và mỹ quan Khu di tích Hải Vân Quan.

Đáng nói, từ tháng 3-2017, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cũng đã ký ban hành thông báo xử lý dứt điểm tình trạng gia súc thả rông trên địa bàn; yêu cầu các hộ chăn nuôi gia súc không được chăn thả rông trên đường phố, nơi công cộng, trụ sở, công viên, hoa viên, các khu dân cư và khu công nghiệp; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Ngoài ra, các hộ vi phạm phải trả thêm chi phí bắt, nhốt và chi phí chăn dắt trong thời gian tạm giữ.

Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các phường tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật để người dân hiểu và chấp hành. Nhưng thực tế ghi nhận trên đỉnh đèo Hải Vân, đặc biệt là tại Di tích Hải Vân Quan xem ra thông báo trên vẫn chưa được cấp dưới và người dân thực hiện theo quy định.

Đề nghị cơ quan chức năng TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nhanh chóng có biện pháp chấn chỉnh để đảm bảo vệ sinh, môi trường cảnh quan tại Di tích Hải Vân Quan.

Viết Nam

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文