Nhiều thách thức đối với văn hóa đọc truyền thống

10:10 18/04/2019
Ngày 17-4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng”.



Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình tổng kết, đánh giá 5 năm triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày sách Việt Nam (21-4).

Đọc trên mạng nhiều hơn đọc sách

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận đánh giá nhu cầu tiếp cận tri thức thông qua sách trong những năm qua; những cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển văn hóa đọc. 

Cụ thể, sau 5 năm triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngày sách Việt Nam đã trở thành sự kiện văn hóa, một nét đẹp được lan tỏa trong cộng đồng, mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả to lớn, thu hút được nhiều bạn đọc đến với sách. 

Bên cạnh đó, văn hóa đọc giữ một vai trò ngày càng quan trọng, góp phần vào sự hình thành nên con người toàn diện, có trí tuệ, có nhân cách, lối sống lành mạnh, có năng lực tiếp nhận, cập nhật tri thức không ngừng để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại…

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, văn hóa đọc nói chung và ngành thư viện nói riêng đang chịu những tác động, chi phối bởi vô số yếu tố chủ quan và khách quan. Theo ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, ngày nay trên thế giới (trong đó có Việt Nam), với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, “văn hóa đọc” đang có chiều hướng ngày càng bị lấn át bởi “văn hóa nghe - nhìn”.

Ông Giới viện dẫn, hiện nay, nhiều người dân, nhất là lớp trẻ đang có xu hướng đọc thông tin và sách báo, tạp chí trên mạng nhiều hơn là đọc sách, báo như trước đây. Dĩ nhiên, nhiều thư viện ở nước ta cả ở Trung ương và các địa phương đang vắng dần độc giả. Và hình ảnh người dân cầm trên tay chiếc điện thoại di động, iPhone, iPad và chăm chú đọc thông tin ngày cũng như đêm đã trở nên khá phổ biến ở nhiều lúc, nhiều nơi, trong mọi hoàn cảnh. Vì thế, việc đọc sách báo truyền thống trong các thư viện như trước đây sẽ là một khó khăn và thách thức trong đó có ngành xuất bản và ngành thư viện.

Nếu như ở cách thành phố lớn, sự tác động của công nghệ thông tin đang làm ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu đọc sách thì ở nông thôn, thực trạng này còn đáng buồn hơn. 

Ông Nguyễn Quang Thạch, người thuộc chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” chia sẻ: “Qua các khảo sát trên diện rộng và trong gần 20 năm qua, chúng tôi thấy rằng, ở nông thôn, ngoại trừ một số gia đình giáo viên, các gia đình khác hầu như không có cuốn sách nào ngoài sách giáo khoa và sách bài tập nâng cao của học sinh”.

Cần rèn thói quen đọc sách cho trẻ từ nhỏ

Có thể thấy, trong thời gian gần đây, những quan ngại, lo lắng trước sự xuống cấp của văn hóa đọc ngày càng thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Thậm chí, đó còn là những câu hỏi, trăn trở của rất nhiều người hiện nay. PGS.TS Nguyễn An Tiêm, Hội Xuất bản Việt Nam cho rằng: “Để nâng cao văn hóa đọc cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành thói quen đọc sách cho thế hệ trẻ”.

PGS Nguyễn An Tiêm bày tỏ, từ phía gia đình, phải hình thành thói quen đọc sách cho thanh thiếu niên, nhi đồng ngay từ nhỏ thông qua những câu chuyện cổ tích, những lời ru của ông bà, cha mẹ. Chính những nhân vật trong truyện đã gieo vào tâm hồn các em những những tình cảm tốt đẹp đối với con người, nhận thức về cái thiện, cái đẹp; biết căm ghét cái xấu, có thái độ với cái xấu… Khi các em đã đi học, bố mẹ nên chọn mua cho các em đọc những sách báo hay, kèm theo là những lời phân tích, giảng giải, chỉ ra những ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện và từng nhân vật.

Đồng quan điểm, ông Trần Chí Đạt, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Thông tin và Truyền thông cho rằng, trong thời đại truyền thông số, để duy trì văn hóa đọc, cần phải kết nối và phát triển song song việc xuất bản, phát hành sách in với sách điện tử trong hệ thống các nhà xuất bản. Bên cạnh việc xuất bản sách truyền thống thì các nhà xuất bản cần nhạy bén, kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xuất bản sách điện tử.

Vũ Cảnh

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文