Nở rộ đào tạo âm nhạc không chuyên: Lộn xộn vì bỏ ngỏ quản lý?

15:53 24/08/2016

Chưa bao giờ hình thức đào tạo âm nhạc không chuyên lại hoạt động rầm rộ như hiện nay, nhưng việc thiếu kiểm soát hoạt động này đang bị cho là khá lộn xộn cả về chất lượng đội ngũ giảng dạy lẫn giáo trình, cơ sở vật chất.

Cùng nhìn nhận, đánh giá lại những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội hóa đào tạo âm nhạc, đồng thời tìm hướng phát triển tốt hơn cho hoạt động đào tạo âm nhạc không chuyên, ngày 24-8, một buổi hội thảo đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý, người trực tiếp hoạt động giảng dạy tại các trường đào tạo âm nhạc trên cả nước. 

Hội thảo về xã hội hóa đào tạo âm  nhạc thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý, người giảng dạy âm nhạc trên cả nước

Trao đổi tại hội thảo, Giáo sư, tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân Ngô Văn Thành, nguyên Giám đốc Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam phản ánh: "Thực tế đời sống âm nhạc phổ thông đại chúng ở Việt Nam những năm gần đây chứng kiến sự bùng bổ và phát triển rất nhanh chóng của các hình thức xã hội hóa đào tạo âm nhạc. Với nhu cầu học nhạc của số lượng rất đông trẻ em trong các gia đình khá giả, học nhạc đã trở thành những phong trào lớn và là xu hướng phát triển rộng khắp trên đất nước. Các trung tâm đào tạo âm nhạc trực thuộc các Học viện, Nhạc viện, các trường Cao đẳng, Trung cấp đào tạo âm nhạc lần lượt xuất hiện. Các câu lạc bộ dạy nhạc của các nhà văn hóa, các trung tâm âm nhạc, hàng nghìn lớp dạy nhạc một thầy một trò ở khắp mọi nơi mọi chỗ."

Các hình thức xã hội hóa việc dạy và học âm nhạc đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền văn hóa nghệ thuật của đất nước. Số lượng trẻ em học nhạc, số lượng những cuộc thi ca hát, thi biểu diễn nhạc cụ, số lượng các tài năng nhỏ tuổi xuất hiện như những hiện tượng trong đời sống âm  nhạc ở nước ta đều tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên, ở nước ta gần như không có bộ phận quản lý  chỉ đạo trực tiếp việc dạy, học nhạc ngoài công lập. Hoạt động đào tạo này của các cơ sở, cá nhân đều theo hướng tự phát, tự chủ tối đa cả về giáo trình lẫn hình thức, phương pháp sư phạm. Một số cơ sở dạy nhạc đã tham khảo giáo trình nước ngoài và biên soạn lại nhưng cũng có nơi học không theo một giáo trình nào…

Điều đáng nói là phần lớn các cơ sở chỉ chú trọng tới việc thu hút số lượng học sinh, giờ dạy học nhạc chủ yếu mang tính giải trí. Phương thức tổ chức thì “năng động” đến mức tùy tiện. Chất lượng giáo viên chưa được kiểm soát nên có những học sinh học vài năm vẫn chưa chơi được một bản nhạc nào, thậm chí chưa thể đọc các nốt nhạc.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phó giám đốc Nhạc viện TP Hồ Chí Minh cũng khẳng định, từ trước khi có chủ trương xã hội hóa, việc giảng dạy âm nhạc phía Nam, nhất là TP Hồ Chí Minh đã rất đa dạng. Nếu không kể những cá nhân – “lò” dạy nhạc đã xuất hiện từ trước 1975 thì các tổ chức dạy nhạc tại các nhà văn hóa, câu lạc bộ ngay từ sau khi đất nước thống nhất đã là hình thức xã hội hóa. Hiện nay, nếu chỉ bàn đến số lượng thì xã hội hóa đào tạo âm nhạc vô cùng phát triển. Chỉ riêng những cơ sở dạy nhạc có số lượng từ 100 người trở lên tại thành phố đã có vài chục cơ sở. Chỉ cần lên mạng tìm sẽ thấy các khóa, lớp học nhạc vô cùng nhiều. 

Lâu nay, người học các chương trình,lớp học kiểu này thường đặt lòng tin vào tên tuổi của giảng viên, bạn bè giới thiệu hoặc… quảng cáo. Nhiều cơ sở còn kiêm luôn việc đào tạo diễn viên và lăng – xê thành ca sĩ, nghệ sĩ. Không ít người muốn nhanh chóng nổi tiếng đã theo học các lò đào tạo ít chất lượng và bị lừa gạt. Chưa kể, âm nhạc giải trí không tốn nhiều thời gian công sức đào tạo như âm nhạc kinh viện, dân tộc nhưng lại có thể giúp thu về lợi nhuận cho những người tham gia, từ người sáng tác đến biểu diễn, tổ chức biểu diễn khiến đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, đỉnh cao đứng trước “cận cảnh” đáng lo ngại…

Lý giải về tình trạng đào tạo âm nhạc không chuyên nở rộ như hiện nay, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Phúc Linh đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho rằng đây là kết quả tất yếu khi đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu học nâng cao dân trí theo cách học mà chơi, chơi mà học ngày càng nhiều và lực lượng giảng dạy lại đang có nhu cầu cải thiện đời sống.

Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, hoạt động xã hội hóa đào tạo âm nhạc là cần thiết nhưng cần sự quan tâm kiểm soát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý cũng như hoàn thiện hơn về mặt hành lang pháp lý.

Riêng với hình thức đào tạo mang tính thương mại, các đại biểu đều đề nghị Nhà nước cần có quy định rõ ràng các điều kiện tối thiểu cho các cơ sở về trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất… Nếu cơ sở vi phạm cũng cần có cơ quan chức năng cụ thể xử lý và cần thêm các quy định chi tiết hơn trong việc xử phạt thì mới mong hoạt động đào tạo này giảm lộn xộn hơn trong thời gian tới.

Hoa Nguyễn

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/5 (giờ địa phương) nhấn mạnh sẽ không cung cấp vũ khí tấn công mà Israel có thể sử dụng để tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Rafah, thành phố ở phía Nam Gaza, vì lo ngại cho sự an toàn của hơn 1 triệu thường dân đang trú ẩn ở tại đây.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Hành trình tìm kiếm vé dự Olympic Paris 2024 của đội đấu kiếm Việt Nam đã dừng lại vào cuối tháng 4 vừa qua sau vòng loại Olympic Paris 2024 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Không có tuyển thủ Việt Nam giành vé tham dự Olympic 2024 từ vòng tranh vé này đồng nghĩa đấu kiếm Việt Nam thêm một lần hụt bước, lỡ hẹn với đấu trường Olympic.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文