Nở rộ đội, nhóm hoạt động bảo tồn nghệ thuật truyền thống

09:37 22/11/2018
Không triển khai rầm rộ như những dự án quy mô lớn, được đầu tư từ ngân sách hay do các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp chủ trì, những chương trình, hoạt động nhằm bảo tồn, giữ gìn văn hóa, nghệ thuật được duy trì bởi các đội, nhóm, câu lạc bộ liên quan thời gian gần đây được thực hiện ngày càng nhiều.

Những chương trình, hoạt động này mang lại nhiều tín hiệu vui cho nghệ thuật truyền thống, nhất là trong giai đoạn sân khấu chuyên nghiệp khó khăn như hiện nay. Dù rằng, “kênh” bảo tồn này chưa hẳn thật hoàn hảo…

Sau Chiếu chèo sân đình, Hát cửa đình, sự kiện tôn vinh nghệ thuật hát Then “Câu then Việt Bắc”…, những ngày này, các thành viên của nhóm Đình làng Việt tất bật cho sự kiện đặc biệt tôn vinh nghệ thuật hát Xẩm tại Hà Nội vào nửa cuối tháng 11.

Ngày càng có nhiều hội, nhóm, câu lạc bộ về nghệ thuật truyền thống hoạt động hiệu quả, có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Có chủ đề hấp dẫn: “Nghệ thuật hát Xẩm – Từ hè đường lên sân khấu”, sự kiện này còn được coi là “đại hội” không chính thức của làng Xẩm Việt Nam đương đại khi thu hút sự quan tâm của đông đảo các đại diện nhiều hội, nhóm, câu lạc bộ đang thực hành truyền dạy hoặc biểu diễn hát Xẩm tại nhiều tỉnh thành cả nước.

Trong đó, đến từ đất Xẩm nổi tiếng một thời có Chiếu Xẩm Hải Thành (Hải Phòng), Chiếu Xẩm Hà Thị Cầu (Ninh Bình), Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long (Hà Nội), CLB Ca nhạc Truyền thống UNESCO Hà Nội, Đoàn nghệ thuật Đông Đô (Hà Nội) hay các CLB Còn duyên (Vĩnh Phúc), CLB Liên Hoa, CLB Sen Tây Hồ...

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng nhóm Đình làng Việt còn cho biết, trong sự kiện này, các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu sẽ giúp công chúng hiểu bộ môn nghệ thuật hát Xẩm với những đặc trưng cơ bản nhất, từ môi trường diễn xướng, các nhạc cụ và một số làn điệu điển hình... 

Cùng với hoạt động tọa đàm, biểu diễn minh họa, người tham dự có dịp khám phá từng chặng đường phát triển của Xẩm, kể từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông cho đến hiện nay, khi hát Xẩm đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được rất nhiều người yêu thích.

NSND Xuân Hoạch, người được xem là "trưởng lão" của làng Xẩm Việt Nam đương đại và là người có công phục chế các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn nhị, đàn đáy, đàn nguyệt... sử dụng dây tơ theo lối cổ, thay vì dùng dây kim loại như hiện nay sẽ trực tiếp trao đổi và trình diễn phục vụ công chúng. 

Nghệ nhân Dân gian Lê Minh Sen đến từ Thanh Hóa hay một số nghệ nhân "ẩn mình" ở các làng quê, chưa được phong tặng danh hiệu như bà Nguyễn Thị Mận (con gái của Nghệ nhân hát Xẩm huyền thoại Hà Thị Cầu), ông Lê Văn Vượng đến từ chiếu Xẩm mang tên cố Nghệ nhân Hà Thị Cầu tại Yên Mô, Ninh Bình và nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ triển vọng đến từ nhiều nhóm, hội, địa phương khác nhau hứa hẹn tạo thêm một điểm đến hấp dẫn cuối tuần trên phố cổ Hà thành.

Sự hiện diện của cụ Nguyễn Thị Lạt đến từ Tứ Kỳ, Hải Dương với vai trò khách mời đặc biệt là một nỗ lực đặc biệt của các thành viên tổ chức sự kiện. Bởi lẽ, cụ Lạt dù còn minh mẫn, vẫn có thể vừa hát vừa đánh trống và sênh, sở hữu vốn lời ca về Xẩm phong phú nhưng năm nay đã 96 tuổi, sức khỏe yếu. Được biết, khoảng 75 năm về trước cụ đã dắt người anh trai khiếm thị đi hát Xẩm và từng tiếp xúc với rất nhiều “huyền thoại của làng Xẩm” như các trùm Xẩm Nguyễn Văn Nguyên (Hà Nội), Nguyễn Văn Mậu (Ninh Bình - chồng cố Nghệ nhân Hà Thị Cầu), Nguyễn Văn Tự và Lý Văn An (Hải Phòng)...

Sự tham gia tích cực của các hội, nhóm, câu lạc bộ của những người yêu thích văn hóa, nghệ thuật truyền thống đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đất nước. Ngay NSND Trần Bảng cũng vô cùng ngạc nhiên khi giữa thời điểm sân khấu chuyên nghiệp lao đao thì một số bạn trẻ lại tự tìm đến ông để tìm hiểu về nghệ thuật Chèo. Họ là thành viên của nhiều hội, nhóm, câu lạc bộ khác nhau nhưng đều có chung đam mê với nghệ thuật Chèo...

Nghệ nhân Dân gian Đào Bạch Linh, Chủ nhiệm Chiếu Xẩm Hải Phòng cũng cho biết, do nhu cầu cuộc sống, hiện nay, người quan tâm đến nghệ thuật truyền thống ngày càng nhiều hơn. Riêng với Chiếu Xẩm Hải Phòng, hiện nay thường xuyên sinh hoạt có 20 thành viên. Họ không là nghệ nhân hát Xẩm kiếm sống như xưa mà là làm những công việc không liên quan đến nghệ thuật nhưng yêu thích Xẩm…

Trao đổi quanh vấn đề này, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ Nguyễn Mạnh Đức cũng cho rằng, đây là những tín hiệu rất vui cho văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Nhưng, để chúng được thực sự phát huy trong đời sống thì cần có môi trường phù hợp và những môi trường như thế, hiện nay chưa thực sự nhiều như cần phải có.

Ngọc Nguyễn

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文