Tìm thấy di cốt người tiền sử có niên đại cách đây 7.000 năm

16:14 18/09/2018
Các nhà khoa học Việt Nam vừa tìm thấy di cốt của người tiền sử có niên đại cách đây 7.000 năm cùng rất nhiều di vật đa dạng như: đồ gốm, đồ đá, xương răng động vật vv… trong đợt khai quật khảo cổ mới đây tại hang động núi lửa Krông Nô (tỉnh Đắk Nông). 


Việc phát hiện bộ xương người trong hang núi lửa này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, khi là phát hiện khảo cổ học về người tiền sử đầu tiên trong hang động núi lửa ở Tây Nguyên. 

Phát hiện này còn gây chấn động giới khoa học thế giới, do hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là một trong những hang động núi lửa lớn nhất và duy nhất phát hiện dấu tích sự sống con người thời tiền sử ở Đông Nam Á, vốn là điều rất hiếm gặp trong hang động núi lửa trên thế giới.

PGS.TS. Nguyễn Trung Minh, Tổng Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Đây là thông tin được Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam chính thức đưa ra tại hội nghị “Thông báo kết quả khai quật bước đầu trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông” tổ chức ngày 18-9 tại Hà Nội với sự có mặt của GS.TS. Nguyễn Đình Công, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cùng nhiều nhà khoa học, nhà khảo cổ học.

PGS.TS Nguyễn Trung Minh - Tổng Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết, những phát hiện khảo cổ học này sẽ bổ sung một loại hình cư trú mới, một hướng thích ứng mới của cư dân tiền sử ở Tây Nguyên. Từ đó sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới về khảo cổ học hang động núi lửa ở Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Phát hiện nói trên còn là một chứng cứ khoa học rất thuyết phục, có giá trị để bổ sung một cách đầy đủ, chi tiết vào hồ sơ UNESCO để xem xét, công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu đối với Công viên địa chất Krông Nô.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường giới thiệu di cốt người được tìm thấy tại nơi khai quật

Trước đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số di chỉ, di vật khảo cổ ở Tây Nguyên, nhưng chưa từng có di chỉ, di vật khảo cổ nào ở trong các hang động núi lửa. Từ đầu năm 2017, các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã phát hiện được các di tích và di vật khảo cổ với mật độ khá dày trong các hang động núi lửa Krông Nô, phổ biến là các mảnh gốm, công cụ đá, mảnh tước, xương răng động vật và cả vết tích của bếp lửa do người tiền sử sử dụng để lại.

Di cốt em bé 4 tuổi người tiền sử được phát hiện.

Kết quả khai quật trong hang động núi lửa này đã cho thấy những dấu tích văn hóa, mộ táng và các hoạt động sống của các bộ lạc thời tiền sử: Sớm nhất có thể sơ kỳ Đá mới, tiếp sau là cư dân trung kỳ Đá mới mới đây khoảng 6.000- 7.000 năm, và cuối cùng con người rời hang vào Hậu kỳ Đá mới- sơ kỳ Kim khí cách đây khoảng 3.000 năm.

Đặc biệt, lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam đã phát hiện di tích cư trú của người tiền sử trong hang động núi lửa, khi đã tìm thấy 3 di cốt người, gồm 2 di cốt người trưởng thành và một di cốt trẻ em khoảng 4 tuổi, sống cách đây khoảng 7.000 năm cùng hàng vạn vỏ ốc biển, các di vật đá, gốm, xương răng động vật, vỏ nhuyễn thể…

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Tổng Thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam, trước 2015, chúng ta đã tìm kiếm rất nhiều và phát hiện nhiều công cụ của người cổ đại tại Tây Nguyên, nhưng chưa bao giờ tìm được di cốt của người trong môi trường núi lửa. Ngay sau khi tìm được di cốt của người tiền sử trong hang động núi lửa Tây Nguyên, PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã thông báo với giới khảo cổ nhiều nước Mỹ, Pháp, Indonesia, Trung Quốc và Nhật Bản, thì các nhà khoa học đều rất ngạc nhiên, vì họ không tin môi trường trong hang núi lửa lại có người sinh sống được. Khi chứng kiến những hình ảnh do PGS.TS Nguyễn Lân Cường gửi sang thì họ đều rất bất ngờ vì đây là trường hợp đầu tiên phát hiện được và cực kỳ hiếm gặp. “Vì thế, phát hiện này có thể coi là bước ngoặt của ngành cổ nhân học của Việt Nam”- PGS. Nguyễn Lân Cường nhấn mạnh.

Với những giá trị to lớn từ phát hiện quan trọng này, các chuyên gia đã kiến nghị: Di chỉ khảo cổ hang động núi lửa ở Krông Nô là di sản độc đáo duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, vì vậy cần có hành lang pháp lý bảo vệ, bảo tồn và phát huy di sản.  Hiện có một con đường bê tông được làm đi sâu vào lòng di sản, là nguy cơ phá hỏng di sản, vì thế đề nghị địa phương cần chỉ đạo khắc phục.

Một số di vật tìm thấy được trưng bày

Trước mắt, cần lập hồ sơ xếp hạng cấp tỉnh, tiến tới cấp Quốc gia/Quốc gia đặc biệt. Đồng thời hiện vật khai quật được cần được bảo quản lưu giữ cẩn mật trong điều kiện tối ưu để bảo quản được lâu dài. 

Thời gian tới cần tiếp tục mở rộng diện tích khai quật, phân tích AND, giám định thành phần chủng tộc người, làm rõ chủ nhân các nền văn hóa cổ nơi đây; phân tích niên đại để phác dựng quá khứ xa xưa của cư dân tiền sử trên đất Đăk Nông…Cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo tồn, quản lý và khai thác các giá trị di sản (đặc biệt là di chỉ khảo cổ) trong hang động núi lửa nói riêng và ở khu vực này nói chung.


Thanh Hằng

Sau nhiều ngày dao động nhẹ trong biên độ hẹp, giá vàng đã có phiên tăng tốc, mỗi lượng vàng tăng thêm 1,7 triệu đồng chỉ sau vài tiếng giao dịch buổi sáng 21/5.

Lợi dụng buổi trưa nhân viên ngân hàng chuẩn bị nghỉ trưa, đối tượng manh động cầm dao xông vào cướp ngân hàng, nhưng ngay sau đó đã bị lực lượng Công an, bảo vệ ngân hàng và người dân vây bắt kịp thời.

Ngày 21/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, hiện đơn vị đã bố trí tổ công tác sử dụng máy quay để ghi hình các trường hợp người điều khiển xe máy vi phạm giao thông tại tất cả các nút giao thông trên địa bàn đơn vị quản lý.

Thủ tướng chỉ đạo kể từ ngày đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được phê duyệt, các bộ ngành, địa phương phải thực hiện sắp xếp, điều hòa các cơ sở nhà, đất, bảo đảm trụ sở làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; hoàn thành trong thời hạn 3 tháng.

Ngày 20/5, Công an xã Tân Châu, huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt được K’ Lộc (SN 1999, trú tại thôn 3, xã Tân Châu, huyện Di Linh), đối tượng bị Công an tỉnh Bình Thuận truy nã về hành vi nhiều lần dùng súng bắn đe dọa nạn nhân và cướp tài sản.

Những kết quả từ việc khai quật, khảo cổ học thu được tại Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) thời gian qua đã minh chứng tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản này. Đây là nguồn tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa cao, góp phần tìm hiểu kiến trúc Thành Nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử và là cơ sở để phục vụ các dự án nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành Nhà Hồ trong tương lai.

Chiều tối 20/5, Sở Y tế Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra công ty liên quan đến hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành. Đây là công ty trực tiếp sản xuất sản phẩm dầu gội, kem chống nắng, sau đó giao cho doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối ra thị trường và ca sĩ này đã tham gia quảng cáo, giới thiệu về chất lượng sản phẩm…

Theo tin từ TAND cấp cao tại Hà Nội, ngày 30/5, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân). Phiên tòa phúc thẩm diễn ra dưới sự điều hành của Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Thái Duy Nhiệm.

Tiếp tục thực hiệu hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, chỉ trong vòng 20 giờ, các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ các đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ số lượng lớn heroin.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.