Phát huy giá trị di sản về Bác Hồ ở Cố đô Huế

08:01 11/05/2020
Cố đô Huế có nhiều di tích gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để phát huy giá trị di sản về Bác Hồ, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt…

Những ngày này có nhiều đoàn du khách nước ngoài đến thăm nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 158 Mai Thúc Loan, TP Huế. Nữ hướng dẫn viên với chất giọng mượt mà xứ Huế tận tình giới thiệu với du khách từ ngôi nhà rường 3 gian đến những vật dụng, như giá sách, khung cửi, xa quay, mâm cơm, chén bát, chậu rửa mặt… gắn liền với thời thơ ấu của Bác Hồ được trưng bày tại đây. Các du khách đều ngạc nhiên khi nhìn thấy những hiện vật đơn sơ của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại được trưng bày tại nhà lưu niệm.

“Chúng tôi biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại đã cùng nhân dân Việt Nam giải phóng dân tộc nhưng không hình dung được tuổi thơ của ông lại trải qua thời kỳ gian khó như thế. Và thật kỳ diệu khi ông đã trở thành danh nhân văn hóa thế giới. Chính vì thế, mỗi lần đến Huế, tôi và bạn bè thường đến đây tham quan để hiểu rõ hơn về những câu chuyện lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, một nữ du khách Pháp chia sẻ.

Di tích nhà lưu niệm Bác Hồ tại số 158 Mai Thúc Loan, TP Huế.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Thoại (52 tuổi), người trông coi nhà lưu niệm Bác Hồ cho hay, ông đã có hơn 20 năm làm việc tại di tích này và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Ông Thoại bảo: “Vừa qua, do tập trung công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nên di tích phải đóng cửa một thời gian. Di tích mới mở cửa đón khách tham quan trở lại vào ngày 29-4. Trước đây, mỗi ngày di tích đón hàng chục đoàn khách du lịch vào tham quan và dâng hương Bác”…

Tại nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang), những ngày này cũng có khá đông du khách đến tham quan, dâng hương Bác. Đây là ngôi nhà mà Bác Hồ sống từ năm 1898 đến 1900. Theo sử liệu, cha và anh trai Bác đã dạy học tại ngôi nhà này và Bác đã được học những chữ Hán đầu tiên. Và, cùng với ngôi nhà, bến Đá, am Bà, đình làng Dương Nỗ đã trở thành cụm di tích liên hoàn ghi dấu những câu chuyện về tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chị Nguyễn Thị Vân Quỳnh, thuyết minh viên Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế thường có ca trực mỗi tuần tại nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ, song chị vẫn không giấu được xúc động khi giới thiệu về di tích đến du khách. Chị Quỳnh tâm sự: “Dù đã nhiều lần thuyết minh, giới thiệu đến du khách về các hiện vật, kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng lần nào mình cũng có cảm xúc dâng trào, nhất là vào dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Bác. Bởi trên hết đó chính là lòng biết ơn vô hạn về sự hy sinh vì lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân mà Người đã hiến dâng trọn cả cuộc đời”.

Làm việc với chúng tôi, bà Lê Thùy Chi, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế, cho hay, ngoài di tích nhà lưu niệm Bác Hồ tại 2 địa chỉ trên, di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Huế là hệ thống di tích lưu niệm về Người vô cùng quý giá. Đó là các di tích chợ Xép, miếu Âm Hồn, Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Trường Quốc học, địa điểm Tòa Khâm sứ Trung kỳ, địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan…

Nhiều năm qua, hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thừa Thiên-Huế trân trọng gìn giữ, trùng tu tôn tạo. Hiện Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế đang thực hiện các bước đầu tiên để chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt nhằm phát huy giá trị của cụm di tích này. Cũng theo bà Lê Thùy Chi, do vật liệu ở một số điểm di tích, như nhà lưu niệm Bác Hồ được làm bằng tranh tre nhanh xuống cấp nên cần có biện pháp nghiên cứu, tôn tạo để phát huy tốt hệ thống di tích Bác Hồ.

Bên cạnh đó, không gian văn hóa của di tích cũng cần được đầu tư mở rộng. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế đang xây dựng hệ thống nhận diện di sản Bác Hồ ở Huế qua logo; xây dựng đề án phát huy giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để phát triển du lịch. Trong đó, chú trọng trùng tu, tôn tạo các di tích, lập các tour tuyến tham quan di tích gắn liền với các điểm du lịch cộng đồng, tổ chức các hội thảo xúc tiến, khảo sát du lịch để các hãng lữ hành cùng tham gia.

Với những giải pháp thiết thực ấy, hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên-Huế sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa...

Anh Khoa

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文