Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng để cải thiện tri thức

08:04 03/01/2021
Sau 3 năm thực hiện đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ năm 2017, phong trào đọc ngày càng phát triển sâu rộng trong nhân dân. Môi trường đọc ngày càng được cải thiện, giúp người dân tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin và tri thức hiệu quả hơn.

Mặc dù năm 2020 có rất nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 nhưng vẫn có rất nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được tổ chức thành công. Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” đã thu hút hơn 1 triệu học sinh, sinh viên.  Cuộc thi đã thể hiện trí tuệ, nỗ lực, sáng tạo, dành trọn tâm huyết và tình yêu với sách của học sinh, sinh viên. 

Chương trình “Cùng bạn đọc sách, kết nối yêu thương, lan toả tri thức” đã huy động trao tặng hơn 5.000 cuốn sách; 5.000 khẩu trang cho các y sĩ, bác sĩ; người thân của các y, bác sĩ, bệnh nhân và những người đang ở khu cách ly. Vụ Thư viện còn vận động hàng trăm máy nghe nói, sách nói, điện thoại thông minh (smart phone) cho người khiếm thị.

Lực lượng CAND có nhiều sáng tạo và hình thức hoạt động hiệu quả trong phát triển văn hóa đọc thời gian qua.

Hoạt động xã hội hóa trong phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng có nhiều tín hiệu tích cực. Dự án Xe ôtô thư viện lưu động “Ánh sáng tri thức” do Quỹ Thiện Tâm đã trao tặng 44 xe ôtô thư viện lưu động cho 44 thư viện tỉnh/thành. Đây là dự án có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hỗ trợ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đem lại nhiều cơ hội cho việc đọc sách của người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật không có cơ hội đến thư viện được tiếp cận với sách báo, với tri thức. 

Chương trình “Cùng bạn đọc sách – Nâng tầm trí tuệ Việt” của Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có sự ủng hộ của đông đảo tổ chức, cá nhân. Các thư viện công cộng triển khai chương trình “Cùng em đọc sách”. Hơn 50.000 cuốn sách đã được các tổ chức, cá nhân tặng cho các thư viện trường học, thư viện tư nhân, thư viện cộng đồng, không gian đọc có phục vụ cộng đồng. Nhiều chương trình, dự án như:Sách hóa nông thôn, Sách cho em, Sách ơi mở ra, Quỹ Bắc Cầu, Mọt sách Mogu, các câu lạc bộ Vùng cao yêu thương, Đọc báo Đảng, Tủ sách giải trí và giáo dục, Sách chuyền tay… mang lại nhiều cơ hội đọc và tiếp cận thông tin, tri thức, nâng cao kỹ năng đọc, tạo hứng thú đọc cho trẻ em..

Mạng lưới thư viện cấp xã và cơ sở đã có bước phát triển vượt bậc sau nhiều năm có dấu hiệu bị tụt giảm. Năm 2020, hệ thống thư viện công cộng có 24.102 thư viện, với 45.000.000 bản sách. Gần 59.000.000 lượt đến thư viện, tăng 99,8% so với năm 2017. Tổng lượt sách, báo phục vụ của thư viện đạt 87.000.000 lượt. Những kết quả này đã mang lại diện mạo mới cho ngành Thư viện, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng và đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện.

Bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết, một điểm nhấn trong công tác phục vụ bạn đọc tại hệ thống thư viện công cộng trong những năm gần đây nhằm đưa văn hóa đọc đến với cộng đồng là phục vụ người khuyết tật đã được tăng cường. Chỉ riêng Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, từ năm 2018 - 2020 đã phục vụ được hơn 20.000 lượt bạn đọc khiếm thị với gần 30.000 lượt tài liệu chuyên biệt. Công tác phục vụ tại các trại giam cũng được triển khai và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số lượng sách do các thư viện tỉnh tặng cho trại giam những năm qua là hơn 160.000 cuốn; luân chuyển hơn 240.000 cuốn; phối hợp tổ chức trưng bày, triển lãm sách 2.482 lần cho gần 140.000 phạm nhân tham dự. 

Nhiều trại giam đã phối hợp với các thư viện cấp tỉnh thực hiện tốt công tác phối hợp phục vụ phạm nhân. Nhờ tăng cường hoạt động đọc sách tại các trại giam, nhiều phạm nhân đã thay đổi nhận thức, quyết tâm cải tạo, tu dưỡng để sớm trở về với gia đình và xã hội. Việc phục vụ bạn đọc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, các trường học qua xe ôtô lưu động  bạn đọc qua xe ôtô thư viện lưu động giúp cho các thư viện chủ động triển khai nhiều loại hình hoạt động phục vụ, hỗ trợ cho người dân tiếp cận được với nguồn sách báo cũng như công nghệ thông tin, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần trong cộng đồng. 

Các thư viện chuyên ngành chú trọng xây dựng các phòng đọc có không gian mở thân thiện, hiện đại, đa phương tiện nhằm thu hút bạn đọc tới sử dụng thư viện. Bộ Công an đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, sách, báo tư liệu; tổ chức Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách “CAND khắc ghi lời Bác dặn”… Theo thông tin sơ bộ của 7 bộ, ngành, hiện nay, thư viện chuyên ngành có 1.441.246 bản sách, trong đó, lực lượng Công an là 419.754 bản sách; phục vụ 1.610.470 lượt người đọc.

Tuy nhiên, cũng theo bà Vũ Dương Thúy Ngà thì một số địa phương, cơ quan, bộ, ngành vẫn thiếu sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư trong phát triển văn hóa đọc. Kinh phí dành cho việc thực hiện Đề án chưa được bố trí đồng đều. Tiêu chí 1 bản sách/người dân vào năm 2020 đã không thực hiện được. Một số thư viện cấp tỉnh vẫn chưa có trụ sở riêng. Hơn 30% thư viện cấp huyện không được cấp kinh phí để bổ sung vốn tài liệu. Một số thư viện vẫn còn thụ động, thiếu sự sáng tạo, đổi mới trong hoạt động, thiếu năng động trong kết nối đến cộng đồng, chưa cải thiện được chất lượng phục vụ… 

Vì vậy, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đọc. Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập.

N.Hoa

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Tiếp tục quá trình điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu, nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Quảng Bình, trong 2 ngày 15 và 16/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành khởi tố 11 bị can có liên quan và đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Ngày 17/11, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ 14 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 6kg ma túy, 1 khẩu súng và nhiều phương tiện pha trộn, đóng gói ma túy.

Ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phạm Hải Đức (SN 1990, ngụ phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh) và Tăng Hạ Quốc Huy (Việt kiều Canada, SN 1988, tạm trú phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở đang mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, giá nhà ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết được một số tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文