Quy định không thể chỉ cho vui!

09:51 10/07/2017
Ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng sẽ gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng. Năm 2017, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên, thực tế, hiệu quả vận dụng các quy định này đến đâu thì còn nhiều vấn đề phải bàn.


Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội có 2 quyết định về văn hóa ứng xử được ban hành: Quyết định 1665/QĐ-UBND ngày 10-3-2017 về việc ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và trước đó là Quyết định 522/QĐ-UBND ngày 25-1-2017 về văn hóa ứng xử dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan. 

Từ ngày 1-2-2017, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng có hiệu lực thi hành. Theo Nghị định này, cá nhân có hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đầu mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định, vứt rác thải trên vỉa hè, đường phố hoặc hệ thống thoát nước thải đô thị bị phạt từ 500.000 đồng đến 7 triệu đồng. Tổ chức, tập thể vi phạm, mức độ phạt sẽ tăng gấp đôi. 

Việc ban hành và áp dụng các văn bản nói trên được kỳ vọng sẽ góp phần chấn chỉnh, hạn chế các hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, đặc biệt là trên địa bàn thủ đô Hà Nội – vùng đất vốn tự hào có văn hóa lâu đời, con người thanh lịch. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều khu vực, kể cả khu trung tâm của Thủ đô, người dân chưa biết và chưa quan tâm đến các văn bản này. 

Riêng một số khu di tích, đặc biệt là các di tích nổi tiếng, việc chấn chỉnh hành vi ứng xử thiếu văn hóa, chưa phù hợp với văn hóa đã bước đầu có chuyển biến. 

Cụ thể, tại đền Hai Bà Trưng, khu di tích lâu năm và là địa điểm có rất đông khách thập phương đến chiêm bái, chúng tôi bắt gặp không ít khách mặc váy, áo sát nách, quần bò mài tua rua đều bị những người trông coi đền Hai Bà Trưng và chùa Viên Minh kiên quyết mời ra ngoài. Nhưng cả sư cụ trụ trì chùa Viên Minh và người trông coi đền Hai Bà Trưng đều cho biết, chưa nắm được các quy định mới ban hành về ứng xử văn hóa nơi công cộng.

Với khu di tích Văn Miếu, mùi khai nồng nặc từng hiện diện quanh tường của di tích cũng giảm. Tại đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch người nước ngoài ăn mặc hở hang, quần soóc, áo hai dây, áo ngắn được người của khu di tích mời mặc áo dài đã chuẩn bị sẵn rồi mới được vào đền. 

Được biết, sau khi nhiều văn bản được ban hành nhằm chấn chỉnh hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, từ đầu năm đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền đến cơ sở các cấp: Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt, yêu cầu để bảng hướng dẫn ở nơi dễ quan sát trong cơ quan, in và phát 10.000 sổ tay quy tắc ứng xử… 

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, ông Trương Minh Tiến thì biện pháp chủ yếu vẫn là tuyên truyền. Nhưng nếu chỉ tuyên truyền thôi thì sẽ khó chấn chỉnh hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng. 

Hiện tại, Hà Nội đang thí điểm tổ chức tuyên truyền kết hợp với các biện pháp cụ thể tại một số điểm di tích lớn. Song song với việc giải thích, nhắc nhở du khách, các điểm di tích này sẽ tổ chức may áo dài khoác ngoài cho du khách. 

Thực tế, nửa đầu năm 2017, Hà Nội đã xử lý 2 vụ việc liên quan đến ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Trong đó, vụ xử phạt hành chính 3 người tiểu bậy bên ven đường Trần Thủ Độ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai hồi tháng 2-2017. 

Tuy nhiên, lực lượng thực thi chấn chỉnh ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng còn mỏng nên đến nay, việc thực hiện theo kiểu xử phạt để làm gương là chính. Việc thông tin rộng rãi các vụ xử phạt như thế cũng là cách để mọi người cùng biết rằng có xử phạt thực tế chứ không phải chỉ là quy định… cho vui.

N.Nguyễn

Thứ trưởng Nguyễn Văn Long yêu cầu tổ chức triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ, biện pháp kỹ thuật, khai thác dữ liệu dân cư và dữ liệu nghiệp vụ phục vụ phòng, chống tội phạm; chuyển đổi trạng thái các mặt công tác từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ hiện đại. 

Chiều 16/7, Cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025. Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Phạm Văn Sơn, Cục trưởng Cục Hậu cần chủ trì hội nghị.

Việc phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số phương tiện là một nội dung quan trọng trong lộ trình triển khai chính quyền địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm “phi địa giới” trong thực hiện các thủ tục hành chính. Công tác này đang được Công an các phường, xã trên địa bàn Hà Nội tích cực thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, Hà Nội luôn sẵn sàng ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho việc chuyển đổi phương tiện xanh; yêu cầu bổ sung các tuyến buýt nhỏ phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, từng bước khép kín mạng lưới giao thông trong nội đô.

Trong lúc ôm cua tại vòng xoay Công Trường Mê Linh, xe bồn vận chuyển chất thải đã va chạm với xe gắn máy do một người phụ nữ điều khiển khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tài xế xe bồn xuống kiểm tra phát hiện vụ việc đã ngất xỉu tại chỗ...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.