Quy định không thể chỉ cho vui!

09:51 10/07/2017
Ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng sẽ gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng. Năm 2017, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên, thực tế, hiệu quả vận dụng các quy định này đến đâu thì còn nhiều vấn đề phải bàn.


Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội có 2 quyết định về văn hóa ứng xử được ban hành: Quyết định 1665/QĐ-UBND ngày 10-3-2017 về việc ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và trước đó là Quyết định 522/QĐ-UBND ngày 25-1-2017 về văn hóa ứng xử dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan. 

Từ ngày 1-2-2017, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng có hiệu lực thi hành. Theo Nghị định này, cá nhân có hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đầu mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định, vứt rác thải trên vỉa hè, đường phố hoặc hệ thống thoát nước thải đô thị bị phạt từ 500.000 đồng đến 7 triệu đồng. Tổ chức, tập thể vi phạm, mức độ phạt sẽ tăng gấp đôi. 

Việc ban hành và áp dụng các văn bản nói trên được kỳ vọng sẽ góp phần chấn chỉnh, hạn chế các hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, đặc biệt là trên địa bàn thủ đô Hà Nội – vùng đất vốn tự hào có văn hóa lâu đời, con người thanh lịch. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều khu vực, kể cả khu trung tâm của Thủ đô, người dân chưa biết và chưa quan tâm đến các văn bản này. 

Riêng một số khu di tích, đặc biệt là các di tích nổi tiếng, việc chấn chỉnh hành vi ứng xử thiếu văn hóa, chưa phù hợp với văn hóa đã bước đầu có chuyển biến. 

Cụ thể, tại đền Hai Bà Trưng, khu di tích lâu năm và là địa điểm có rất đông khách thập phương đến chiêm bái, chúng tôi bắt gặp không ít khách mặc váy, áo sát nách, quần bò mài tua rua đều bị những người trông coi đền Hai Bà Trưng và chùa Viên Minh kiên quyết mời ra ngoài. Nhưng cả sư cụ trụ trì chùa Viên Minh và người trông coi đền Hai Bà Trưng đều cho biết, chưa nắm được các quy định mới ban hành về ứng xử văn hóa nơi công cộng.

Với khu di tích Văn Miếu, mùi khai nồng nặc từng hiện diện quanh tường của di tích cũng giảm. Tại đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch người nước ngoài ăn mặc hở hang, quần soóc, áo hai dây, áo ngắn được người của khu di tích mời mặc áo dài đã chuẩn bị sẵn rồi mới được vào đền. 

Được biết, sau khi nhiều văn bản được ban hành nhằm chấn chỉnh hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, từ đầu năm đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền đến cơ sở các cấp: Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt, yêu cầu để bảng hướng dẫn ở nơi dễ quan sát trong cơ quan, in và phát 10.000 sổ tay quy tắc ứng xử… 

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, ông Trương Minh Tiến thì biện pháp chủ yếu vẫn là tuyên truyền. Nhưng nếu chỉ tuyên truyền thôi thì sẽ khó chấn chỉnh hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng. 

Hiện tại, Hà Nội đang thí điểm tổ chức tuyên truyền kết hợp với các biện pháp cụ thể tại một số điểm di tích lớn. Song song với việc giải thích, nhắc nhở du khách, các điểm di tích này sẽ tổ chức may áo dài khoác ngoài cho du khách. 

Thực tế, nửa đầu năm 2017, Hà Nội đã xử lý 2 vụ việc liên quan đến ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Trong đó, vụ xử phạt hành chính 3 người tiểu bậy bên ven đường Trần Thủ Độ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai hồi tháng 2-2017. 

Tuy nhiên, lực lượng thực thi chấn chỉnh ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng còn mỏng nên đến nay, việc thực hiện theo kiểu xử phạt để làm gương là chính. Việc thông tin rộng rãi các vụ xử phạt như thế cũng là cách để mọi người cùng biết rằng có xử phạt thực tế chứ không phải chỉ là quy định… cho vui.

N.Nguyễn

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文