Sân khấu truyền thống lây lất… qua ngày

07:55 03/01/2018
Đã qua rồi thời vàng son của sân khấu truyền thống. Các sàn diễn ở các tỉnh, thành phía Nam lác đác người xem. Không chỉ thế mà lớp lớp những nghệ sĩ kế thừa cũng đang thiếu dần đi những người tràn đầy nhiệt huyết với nghề.


Ở một số chương trình sân khấu xã hội hóa diễn ra trong vài năm gần đây đã chứng minh, khán giả không còn “mặn” với sân khấu truyền thống. Nhưng cũng không phải bất kỳ vở diễn nào cũng bị khán giả “quay lưng”.

Thỉnh thoảng tại các sân khấu, vẫn có những vở diễn “cháy vé” hoặc thu hút một số lượng lớn khán giả đến rạp để xem. Điển hình như mới đây nhất, tại rạp Công Nhân, NSƯT Hữu Quốc cùng một số người bạn, một số nghệ sĩ tên tuổi của làng sân khấu cải lương đã bắt tay nhau cùng thực hiện đêm gala Hội ngộ tài năng 1, với sự tham gia trình diễn của NSƯT Thoại Mỹ, Phượng Hằng, Phượng Loan, Tú Sương, Quỳnh Hương; NS Hồng Nga, Thanh Hằng, Thanh Loan, Thu Vân, Lê Thanh Thảo, Ngọc Nga…

Khán giả yêu mến nghệ sĩ và sân khấu cải lương đã đến chật rạp, cùng thưởng thức một loạt các trích đoạn cải lương hấp dẫn như “Tiếng trống Mê Linh”, “Câu thơ yên ngựa”, “Dòng đời”, “Duyên kiếp”, “Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài”…

Những vở diễn vắng dần khán giả.

 Bà Nguyễn Thị Quyên, quận 7, TP Hồ Chí Minh chia sẻ, thế hệ của bà rất thích xem các vở diễn cải lương vì đó là thói quen và cũng là văn hóa lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, nếu cách đây 10 năm, 20 năm, bà thích đến rạp xem mỗi tuần thì nay dăm tháng mới xem.

Khi được hỏi về nguyên nhân, bà Quyên cho biết vì nội dung, ý nghĩa của các vở bây giờ ít hay hơn so với trước đây. Bên cạnh đó là dàn diễn viên, nghệ sĩ ca rồi diễn cũng không bằng được với thế hệ các NSUT như Thanh Tòng, Minh Vương, Lệ Thủy… nên cũng không còn hào hứng đi xem diễn nữa.

 Đồng quan điểm với bà Quyên, cô Nguyễn Thị Nhung, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, các vở diễn ở sân khấu truyền thống bây giờ thiếu đi tính đặc sắc, phần diễn của các diễn viên trẻ không hay như các lớp diễn viên, nghệ sĩ gạo cội. “Thế nên cũng chán đi xem lắm”, cô Nhung nhấn mạnh.

 Không chỉ có người xem, khán giả cảm thấy ngán ngẩm mà lớp lớp nghệ sĩ cũng có những nỗi niềm không thể gửi gắm cùng ai. Trao đổi với chúng tôi, nhiều nghệ sĩ có cùng tâm trạng, than thở rằng cải lương bây giờ khó sống quá. Tự thân thì không thể nuôi sống mình bằng nghề được. Toàn phải đi kiến nghị, kêu gọi giúp đỡ, hỗ trợ. Mà nghệ thuật phải đi van xin thì nghệ thuật ấy đã coi như bị chết đi một nửa rồi.

 Thực tế cho thấy, nếu nhìn vào hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật lĩnh vực sân khấu truyền thống sẽ dễ thấy sự hụt hẫng quá lớn đội ngũ kế thừa. Dù hàng loạt chương trình nghệ thuật thuộc lĩnh vực sân khấu vẫn trình làng nhiều gương mặt mới, gương mặt trẻ tiềm năng, nhưng những gương mặt này hiện đa số chỉ dừng lại ở việc phô diễn chất giọng là chính.

Và khi đạt được một vài giải thưởng từ các cuộc thi hát, sân chơi đờn ca tài tử, cải lương, hầu hết những giọng ca mới nhanh chóng xuất hiện trong nhiều chương trình, show diễn để kiếm sống và để thể hiện thế mạnh giọng hát qua những tác phẩm ca cổ, tân cổ giao duyên, trích đoạn cải lương đơn giản. Đội ngũ này hiện nay ngày càng nhiều.

Trong khi đó, yêu cầu của sàn diễn cải lương không chỉ có giọng hát, nghệ sĩ sân khấu đích thực luôn phải hội đủ cả yếu tố ca và diễn, mà vấn đề diễn xuất thực sự vô cùng khó, luôn đòi hỏi sự trui rèn, tập luyện, tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm...

 Đối với việc đào tạo các diễn viên, nghệ sĩ tham gia diễn hiện nay cũng gặp không ít khó khăn khi mà tình trạng vừa thiếu vừa thừa diễn ra thường xuyên. Với không ít nghệ sĩ sân khấu đã định hình được tên tuổi thì vì cuộc sống nên chỉ mải miết “chạy show”.

Riêng công việc đào tạo của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, với một lớp cải lương (thời gian 3 - 4 năm) thật ra chỉ sử dụng được 50%, nhưng khi đào tạo phải ký kết bảo đảm là nhận hết thì các học viên mới tham gia. Như thế, ngay cả công tác đào tạo cũng mang tính chất vừa thừa vừa thiếu.

Chuyện thừa diễn viên trẻ nhưng vẫn luôn thiếu những nghệ sĩ giỏi nghề là vấn đề thực tế của lĩnh vực sân khấu truyền thống cải lương. Còn với hát bội, thực trạng còn đáng lo hơn. Từ năm 2000 đến nay, các khóa đào tạo và công tác tuyển người của nhà hát chỉ dừng lại ở con số hơn 10.

 Một lãnh đạo Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP Hồ Chí Minh chia sẻ, với tình hình hiện tại của nhà hát thì việc để duy trì sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Trong khi lực lượng diễn viên của nhà hát chỉ có khoảng 14 người, với vài ba nhạc công thì thời gian sau này, không còn ai kế thừa nữa. Mà hiện tại muốn tìm được đội ngũ kế thừa thì không hề đơn giản bởi lẽ, còn xét đến cả trình độ, chuyên môn thì ít có bạn trẻ nào có thể đạt được.

 Không sáng sủa hơn là mấy, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cũng trong tình trạng tương tự khi mà trong biên chế của nhà hát hiện nay chỉ có 3 đoàn, mỗi đoàn 2 - 3 nhạc công, mức lương trung bình cũng chỉ 4,5 triệu đồng/tháng. “Tại TP Hồ Chí Minh hiện nay, diễn viên chính sân khấu cải lương không được bao nhiêu người. Trong khi đó, thế hệ như Kim Tử Long, Thanh Ngân, Thoại Mỹ... nay đã không còn trẻ.

Mấy em trẻ giờ thì chỉ có giọng ca. Chưa kể, tác giả không có, đạo diễn không có. Như thế, nguy cơ của cải lương là chính nó chứ không phải là khán giả. Hầu hết anh em âm thanh, ánh sáng giỏi đều bỏ sân khấu cải lương. Một số diễn viên vô nhà hát chỉ để lấy tên nhà hát chạy show.

Ở một thời gian, các em nghỉ rồi vẫn xưng là diễn viên nhà hát để kiếm show đi hát mà không ai kiểm chứng. Việc tập tành vở diễn hiện nay cũng gặp nhiều cái khó.

Ngay cả hậu đài còn góp ý với nghệ sĩ, diễn viên về việc không thuộc tuồng, như thế làm sao diễn hay được. Đó chính là vấn nạn, nhưng rất khó thay đổi. Nhà hát cũng không thể làm căng, làm căng các em nghỉ hết”, một nghệ sĩ tâm sự.

 TP Hồ Chí Minh tình hình sân khấu truyền thống không phần sáng sủa thì tại các địa phương có chung loại hình cải lương như các tỉnh, thành Long An, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang... sân khấu truyền thống cũng đang lây lất sống.

Hầu hết các đoàn tỉnh thường ở không, ngồi chơi, ngoại trừ diễn phục vụ vùng sâu, vùng xa với nội dung tổng hợp. Việc các nhà hát tỉnh chỉ chờ đến mùa hội diễn hàng năm mới xây dựng vở chính là bi kịch của lĩnh vực sân khấu truyền thống trong nhiều năm qua.

Không thu hút được nhân tài, việc đào tạo nguồn nhân lực cũng như kinh phí gặp khó khăn, khán giả không còn mặn mà…Với thực trạng đáng buồn như trên thì đến một thời khắc nào đó, sân khấu truyền thống sẽ chỉ còn là những kỷ niệm đẹp của quá khứ.

Hải Âu

Ngày 18/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa bắt giữ 2 phụ nữ dùng xe ôtô vận chuyển ma túy từ thị xã La Gi tới TP Phan Thiết, Bình Thuận để kiếm 500 nghìn đồng tiền công.

Sau 2 tuần lao dốc, giá vàng đã có phiên đảo chiều tăng mạnh, kéo kim loại quý trở lại “quỹ đạo” tăng giá.

Theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 38 vụ giết người do đối tượng có vấn đề về sức khỏe tâm thần gây ra, khiến 41 nạn nhân bị thương vong. Trong 38 vụ, có 31 vụ là do đối tượng tâm thần, có biểu hiện tâm thần gây án, xảy ra tại 22 địa phương; 7 vụ do các đối tượng sử dụng ma túy dẫn đến ảo giác, loạn thần gây án.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 32/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, do trung ương quản lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Thông tin “cô tiên” Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” khiến dư luận, cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ bởi trước đó, cô gái có gương mặt, dáng hình “chuẩn người mẫu” gắn với các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội... Vậy điều gì đã khiến cô gái này (cùng với 2 người nổi tiếng khác) có vết trượt bất ngờ, đau đớn đến vậy?

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm những ngày qua đã trở thành một thông điệp mạnh mẽ, thức tỉnh sâu sắc tới nhận thức và hành động của chúng ta bởi những hệ lụy của lãng phí gây ra đối với xã hội vô cùng lớn.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc cùng các Tổng công ty: Cảng hàng không Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam rà soát, tổng hợp báo cáo các dự án dừng thi công, chậm tiến độ, đề xuất giải pháp để giải quyết dứt điểm.

Do muốn kiếm thêm tiền chơi chứng khoán, Dung đã đưa ra thông tin giả kêu gọi người đầu tư vào gói bảo hiểm đầu tư linh hoạt của Công ty Prudential Việt Nam. Với thủ đoạn giả lập phiếu thu tiền, Dung đã chiếm đoạt của người tham gia số tiền 1 tỷ 280 triệu đồng. 

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do nước này sản xuất và cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, các hãng tin lớn của Mỹ đưa tin, trong một sự đảo ngược đáng kể trong chính sách của Washington đối với cuộc xung đột Ukraine-Nga.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文