Tạm dừng thi công khu định cư, chờ ý kiến tỉnh về bảo tồn đình cổ Phú Vĩnh

09:48 30/08/2017
Ngôi đình cổ Phú Vĩnh ở phường Đúc, TP Huế, được xây dựng từ thời vua Thành Thái thứ 15 – 1903, đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại bởi một dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu định cư. Dư luận đặt câu hỏi, có nên đánh đổi giá trị vốn có của một công trình mang đậm dấu tích văn hóa lịch sử nhà Nguyễn để thực hiện việc quy hoạch phân lô bán nền?...

Tìm hiểu được biết, đình Phú Vĩnh (tên gọi khác là đình Lịch Đợi). tọa lạc trên diện tích hơn 3.000m², ban đầu có tên gọi là đình Đệ Cửu, thuộc tổng Phú Xuân. Bởi lúc bấy giờ ngôi đình thuộc địa phận phường Đệ Cửu, một trong 9 phường của thị xã Huế được thiết lập theo dụ của vua Thành Thái.

Đến năm Bảo Đại thứ 12 (1937), do đình xuống cấp nghiêm trọng nên người dân trong phường dâng sớ xin xây dựng lại và đổi tên thành đình Phú Vĩnh. Đình được xây bằng gạch, lợp ngói liệt, gồm 2 tòa tiền tích và hậu đình, phía ngoài là lan can, tường, bình phong, trụ biểu, miếu công đức, nhà bia, bia đá, lư đốt giấy, đàn âm hồn, đàn rước thần. Riêng các đồ tự khí trong đình, biển ngạch và hương án đều được chạm trỗ, sơn son thếp vàng, thếp bạc tinh xảo.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến, đình Phú Vĩnh bị xuống cấp theo thời gian và bị chiến tranh tàn phá. Sau ngày đất nước thống nhất, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên đình chưa được quan tâm trùng tu, tôn tạo. Vì vậy, các họ tộc đã đưa bài vị trong đình về thờ tại các nhà thờ họ.

Ngôi đình cổ Phú Vĩnh nằm trong vùng quy hoạch để thực hiện xây dựng khu định cư Bàu Vá.

Từ đó đình Phú Vĩnh được UBND phường Phường Đúc quản lý và sử dụng. Ngày 29-10-2016, tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Quyết định số 2643/QĐ-UBND về phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu định cư Bàu Vá, giai đoạn 4. Theo quyết định này, dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế (gọi tắt là Ban Đầu tư xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế) làm chủ đầu tư; với diện tích thực hiện 4,72ha, tổng mức đầu tư hơn 69,9 tỷ đồng.

Theo đó, dự án sẽ san nền, cắm mốc phân lô cho 130 lô đất (từ 130-237m²/lô) và tiến hành đền bù đất nông nghiệp, đất ở, cây cối, mồ mả... Đáng nói, theo quy hoạch, phần diện tích 1.500m2 còn lại của đình Phú Vĩnh sẽ được hạ cốt nền với điểm cao nhất hạ 4,56m; thấp nhất 0,41m; đồng thời sẽ hạ giải đình và công trình này sẽ được đánh giá chất lượng, bồi thường theo quy định Nhà nước.

Ông Huỳnh Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Phường Đúc, cho biết, do nhận thấy việc thực hiện dự án khu định cư, hạ cốt nền ảnh hưởng đến công trình đình Phú Vĩnh nên tháng 2-2017, phường đã có văn bản gửi UBND TP Huế để xin ý kiến.

Văn bản nêu rõ rằng, đình Phú Vĩnh với kiến trúc thời Nguyễn có dáng vẽ đẹp, còn nhà bia, trụ biểu khá nguyên vẹn và chỉ có ngôi nhà thờ bị hư hỏng phần mái, đòn tay. Khu vực được quy hoạch thực hiện dự án khu định cư nên vị trí đình dễ xảy ra biến dạng chức năng thiết chế văn hóa, làm mất đi nơi sinh hoạt tín ngưỡng cũng như sinh hoạt văn hóa của nhân dân vùng Lịch Đợi...

Đến ngày 15-5-2017, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế cùng phòng Quản lý đô thị, phòng VHTT và chính quyền địa phương đã có buổi kiểm tra thực tế hiện trạng đình Phú Vĩnh, qua đó kết luận dù đã xuống cấp nhưng nhiều chi tiết kiến trúc còn lại của đình vẫn mang giá trị lớn về mặt văn hóa, tâm linh và nghệ thuật.

Để kịp thời “giải cứu” ngôi đình cổ trước nguy cơ bị xâm hại, ngày 29-6-2017, UBND TP Huế gửi văn bản kiến nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế bảo tồn đình Phú Vĩnh và đề nghị tỉnh chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư điều chỉnh lô C8, C9 và các lô C17 đến C22 từ đất ở thành đất tín ngưỡng thuộc đất đình Phú Vĩnh để sử dụng trồng cây xanh tạo cảnh quan và gìn giữ các giá trị cho ngôi đình cổ.

Theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên - Huế, để nghiên cứu phương án bảo tồn đình Phú Vĩnh, ngày 16-8-2017, Sở đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện Sở Xây dựng, Sở KH&ĐT, UBND TP Huế, đơn vị chủ đầu tư dự án, UBND phường Phường Đúc cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử.

Tại cuộc họp này, các cơ quan chức năng một lần nữa xác nhận đình Phú Vĩnh là công trình có giá trị văn hóa lịch sử và cần được giữ nguyên trạng, không được phép tháo dỡ, không hạ cốt nền, dựa trên yếu tố gốc để huy động nguồn kinh phí kịp thời gia cố, chống đỡ...

Tuy nhiên, do đình Phú Vĩnh chưa được đưa vào danh mục bảo vệ và công nhận di tích nên Sở đã đề nghị UBND TP Huế chỉ đạo các ban ngành chức năng nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng đình Phú Vĩnh là di tích lịch sử cấp tỉnh, nếu đáp ứng các tiêu chí theo Luật Di sản văn hóa để có cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị công trình kiến trúc này.  

Lý giải về việc quy hoạch phần đất thuộc đình làng Phú Vĩnh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng khu định cư Bàu Vá, ông Hà Xuân Hậu, Giám đốc Ban Đầu tư xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, việc làm này được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý sau khi có sự thống nhất của đại diện các dòng họ, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước.

“Hiện dự án đang được tạm dừng để chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế liên quan đến các kiến nghị bảo tồn đình Phú Vĩnh. Nếu tỉnh đề nghị giữ lại nguyên trạng toàn bộ khu đất của ngôi đình thì đơn vị sẽ điều chỉnh lại quy hoạch dự án để không ảnh hưởng đến công trình này”, ông Hậu cho hay.

Anh Khoa

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文