Phát hiện nhiều khảo cổ quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

16:57 17/04/2018
Ngày 17-4, Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học để báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2017.

Theo đó, năm 2017, hai đơn vị trên đã tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp đường Nguyễn Tri Phương) với tổng diện tích gần 1.000m2. 

Hố khai quật gồm 16 lớp đào, các lớp dày trung bình 20cm, diễn biến khá phức tạp vì trải qua một quá trình lịch sử đã bị phá hủy do có sự xâm thực của giai đoạn sau xuống các tầng văn hóa giai đoạn trước.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, cuộc khai quật đã làm xuất lộ tầng văn hóa dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn đến thời hiện đại. Cuộc khai quật đã làm xuất lộ 3 dấu tích kiến trúc thời Lý - Trần, một số dấu tích kiến trúc thời Lê sơ, Lê Trung hưng và thời Nguyễn. Các đặc điểm cơ bản của vật liệu, loại hình dấu tích còn lại được tìm thấy gồm: móng cột, móng tường, nền kiến trúc, bó nền…

Toàn cảnh hố khai quật khảo cổ năm 2017 tại Hoàng thành Thăng Long.


Di vật tìm thấy trong các tầng văn hóa này thuộc nhiều loại hình khác nhau như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, trong đó có một số lượng lớn là gạch ngói. 

Đặc sắc nhất là gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện có tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ.

PGS.TS Tống Trung Tín cho rằng, những di vật này cho phép hình dung rõ thêm về loại “ngói rồng”, đầu rồng phía riềm mái, đuôi rồng phía góc mái… dùng để lợp cung điện trong khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ. 

Ngoài ra, một phát hiện đáng kể nữa đó khu vực khai quật tìm được khá nhiều gốm sứ thời Mạc (khoảng thế kỷ 16). Di tích di vật thời Mạc cho thấy thời Mạc tiếp thu nguyên vẹn thời Lê sơ, chỉ sửa chữa không đáng kể.

Điểm đáng lưu ý là dấu tích kiến trúc thời Trần tìm thấy dải nền hoa chanh có kích thước rất lớn, phần còn lại dài 1,15m. Vật liệu xây dựng đường hoa chanh là ngói phẳng, dẹt… được xếp đặt rất công phu. Đặc điểm này cho thấy đây là dấu tích của kiến trúc sớm thời Trần (thế kỷ 13) và đây là một kiến trúc thời Trần chiếm vị trí quan trọng trong hoàng cung Thăng Long thời Trần. 

Đây đồng thời là dải hoa chanh lớn nhất (trừ kiểu hoa chanh dạng vòm cuốn thời Trần ở 18 Hoàng Diệu) trong hầu hết các dải nền hoa chanh ở các vị trí khác của kinh thành Thăng Long và các di tích khác của Đại Việt thời Trần.

Kiến trúc thời Lê Trung hưng tìm thấy móng tường xếp bằng gạch vồ rất kiên cố. Có ý kiến cho rằng, đây là dấu tích móng cổng trong cấm thành Thăng Long thời Lê Trung hưng. Tầng văn hóa này còn có dấu tích móng đá, gạch đang được phỏng đoán là một loại hình ao/hồ trong hoàng cung. Dấu tích này đang được tìm hiểu tính chất và niên đại.

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, các dấu tích kiến trúc và hệ thống di vật mới được phát lộ rất mới so với trước đây. Cái mới đó có thể làm giới nghiên cứu hoang mang nhưng lại rất quý. Các phát hiện này tiếp tục phản ánh diễn biến phức tạp dấu tích kiến trúc của điện Kính Thiên qua các triều đại lịch sử. Và điều này nhất thiết phải có một bản đồ tổng thể, kết nối các điểm khai quật từ trước đến nay để có thể hình dung một cách tổng thể và tìm ra trục trung tâm của điện Kính Thiên.

Khẩu súng thần công cổ phát lộ trong quá trình khai quật.


Nhiều nhà khoa học cũng đề nghị cần nghiên cứu rõ hơn về hồ nước vừa tìm thấy trong lòng hố khai quật mới đây để thấy được sự kết nối của dấu tích này với thời Đại La, Lý, Trần… Đặc biệt, cần làm rõ yếu tố nhà Mạc qua các tầng văn hóa và các di vật tìm thấy trong quá trình khai quật. Quan trọng hơn là việc nên lập kế hoạch khai quật mở rộng và thúc đẩy nhanh việc khai quật để trả lại không gian cho điện Kính Thiên.

GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh, việc khai quật cần phải gắn với nghiên cứu chứ không nên chỉ thuần khai quật. Đã đến lúc cần nối các điểm khai quật để hình dung kiến trúc qua các thời như thế nào. Trên cơ sở đó, tổ chức một hội thảo khoa học để bàn về tất cả các vấn đề đặt ra.

Ngoài ra, đây là các cuộc khai quật để bảo tồn chứ không phải để giải phóng mặt bằng. Vì thế, sau mỗi cuộc khai quật cần phải đề ra phương án bảo tồn cụ thể. Cái gì bảo tồn trong thời gian ngắn, cần sớm cho người dân đến tham quan; cái gì cần bảo tồn trong thời gian dài cũng phải có kế hoạch.

Cảnh Vũ

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

Sự việc xảy ra ở công trình đường tránh phía Đông TP Đông Hà (Quảng Trị), đoạn qua địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6, từ ngày 26 - 29/10/2024, địa phương này có mưa vừa đến mưa to.

Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024-SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/11, các diễn giả tham gia chương trình nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Với quyết tâm cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU, thời gian qua các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững. Lực lượng Công an đã có nhiều hoạt động cụ thể, tích cực để đóng góp vào công tác này…

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文