Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du:

'Tiếng thơ lay động đất trời…'

08:46 06/12/2015
Từ đầu thế kỷ XX, học giả Phạm Quỳnh đã có câu nói nổi tiếng "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". Trải qua biết bao dâu bể từ khi đại thi hào Nguyễn Du sáng tạo nên “Truyện Kiều”, “Truyện Kiều” đã lay động tâm trí hàng triệu người trên khắp thế giới. 

Hơn 200 năm qua, “Truyện Kiều” đã gắn bó với người dân Việt Nam. Nằm trong nôi chúng ta đã được nghe bà, nghe mẹ đọc Kiều, ngâm Kiều, ru ngủ à ơi theo tiếng võng. “Truyện Kiều” là tác phẩm không phân biệt người đọc, nó vừa mang tính bác học vừa mang tính bình dân. Chính vì vậy, bác nông dân cày ruộng vẫn say sưa với một vài câu Kiều; người lính trên rừng Trường Sơn trong những năm lửa đạn chiến tranh vẫn bắc võng ngâm Kiều trong những chặng đường hành quân; nhiều thế hệ giáo viên, học sinh vẫn say sưa nghiên cứu “Truyện Kiều” trên giảng đường đại học... 

Một hoạt động nhân kỷ niệm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du.

Về tác phẩm Truyện Kiều từ trước tới nay đã được rất nhiều học giả dày công nghiên cứu, có người đã dành cả cuộc đời để đi tìm cái hay cái đẹp trong 3.254 câu Kiều. Sức lan tỏa của “Truyện Kiều” trong đời sống xã hội rất mãnh liệt. Có thể nói, nhân loại hiếm có tác phẩm văn học nào có ảnh hưởng sâu rộng trong các lĩnh vực đời sống xã hội như “Truyện Kiều”. Do yêu “Truyện Kiều” mà nảy sinh nhiều loại hình nghệ thuật xung quanh “Truyện Kiều”: tập Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, vịnh Kiều...; thậm chí còn dùng “Truyện Kiều” để bói toán vận hạn tốt xấu (bói Kiều). “Truyện Kiều” được dựng thành phim, đưa lên sân khấu: Tuồng, chèo, cải lương, hội họa..., và còn có cả một cuốn Từ điển để học giả, người đọc tra cứu điển tích ngữ nghĩa…

Để kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, hơn một năm qua, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với các bộ, ngành trung ương đã tích cực chuẩn bị nhiều chương trình cho lễ kỷ niệm. Tối 5-12, lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du sẽ được tổ chức tại thành phố Hà Tĩnh. Chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh Nguyễn Du và “Truyện Kiều” có chủ đề "Tiếng thơ ai động đất trời" được thể hiện qua 5 chương: Vùng địa linh nhân kiệt - áo gấm về làng; Quê mẹ Kinh Bắc; Tiếng thương như tiếng mẹ ru; Nguyễn Du viết truyện Kiều - đất nước hóa thành văn; Khúc vui xin lại so dây cùng người. Năm 1964 tại Béc-lin (Liên bang Đức), Hội đồng Hòa Bình thế giới họp từ ngày 6 đến ngày 9-12 và ra Quyết nghị lấy năm 1965 là năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du trên toàn thế giới cùng với 8 danh nhân khác đã có những đóng góp lớn cho nền văn hóa của nhân loại. Kể từ đó đến nay, Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” được nhân loại ngày một tôn vinh. Giờ đây, “Truyện Kiều” đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc… Năm 1926, dịch giả người Pháp Rơ-ne-cry-sac khi dịch “Truyện Kiều” đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: “Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ thời đại nào”. Cuối cùng ông kết luận: “Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc”. Theo cách tính của một số nhà nghiên cứu, đến nay “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã đạt nhiều "kỷ lục" thế giới: Thú chơi tập Kiều; Mười bản dịch “Truyện Kiều” ra tiếng Pháp; Bảy cuốn Hậu Truyện Kiều; Truyện Kiều đọc ngược; Văn hóa Kiều. Và nhiều "kỷ lục" Việt Nam như: Quyển truyện thơ duy nhất dùng để bói; Quyển sách tạo ra hiện tượng độc đáo “Vịnh Kiều”; Tác phẩm tạo ra nhiều câu đố nhất; Quyển sách tạo ra nhiều giai thoại nhất; Tác phẩm có số sách viết nhiều nhất ở Việt Nam; Quyển sách nặng nhất Việt Nam... Ngoài ra còn có rất nhiều điểm độc đáo khác ở Truyện Kiều như: Quyển sách bằng chữ Nôm được in đi in lại nhiều lần nhất; Tác phẩm có số lượng các bài báo viết về nó nhiều nhất; Trong 4 năm gần đây nhất có thêm 20 quyển sách nghiên cứu về “Truyện Kiều”; “Truyện Kiều” là quyển sách có đời sống thăng trầm nhất; Tác phẩm văn học đầu tiên của Việt Nam làm điểm tựa cho một luận án Tiến sĩ của người nước ngoài và cũng là cơ sở cho nhiều luận án Tiến sĩ nhất; Tác phẩm được đưa lên sân khấu với nhiều thể loại nhất; “Truyện Kiều” là tác phẩm văn học mà hội họa đã qui tụ nhiều danh họa hàng đầu; Văn bản mà người ta cãi nhau về chữ nghĩa nhiều nhất... Tiến sĩ Võ Hồng Hải, một người con Hà Tĩnh, nhà nghiên cứu về Nguyễn Du và “Truyện Kiều” cho biết: “Truyện Kiều” đã ảnh hưởng sâu rộng đối với mọi tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh. Qua các dịp lễ kỷ niệm, “Truyện Kiều” lại được vinh danh trong lòng người dân Hà Tĩnh. Tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đại thi hào một cách trọng thể là một dấu mốc lớn trong việc nghiên cứu, đánh giá và khẳng định, tôn vinh Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.

Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới - đại thi hào Nguyễn Du, chiều tối 5-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành trung ương đã về dâng hương tưởng niệm tại phần mộ và nhà thờ đại thi hào Nguyễn Du ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Cùng dự lễ dâng hương, về phía Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) có bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam; về phía tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cùng các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện Nghi Xuân.

Trong không khí trang nghiêm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, đại diện UNESCO và tỉnh Hà Tĩnh đã thành kính dâng nén hương thơm, những bông hoa tươi thắm để tưởng nhớ, tri ân những đóng góp to lớn của đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn học nước nhà, với văn hóa nhân loại. Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi thăm quan các hiện vật trưng bày trong Khu lưu niệm và nghe giới thiệu những nét chính về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du; trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Khu lưu niệm.

Ghi sổ lưu niệm tại Khu lưu niệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng viết: “Thăm di tích đại thi hào Nguyễn Du, nhớ câu thơ: “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Một triết lý sống còn muôn thuở. Xin tưởng nhớ, kính viếng Cụ”. (PV)

Dương Sông Lam

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文