Những kỷ vật của Trung tá phi công Mỹ và "hành trình" gần nửa thế kỷ trở về Hỏa Lò

22:21 15/08/2016

Ngày 15-8, ông Thomas Eugene Wilber, người con trai thứ hai của cố Trung tá phi công Hải quân Mỹ Walter Eugene Wilber đã đích thân đến di tích nhà tù Hỏa Lò để hiến tặng những kỷ vật trong thời gian gần 5 năm bố ông bị giam giữ tại đây (1968 -1973).


Những câu chuyện mà Thomas kể lại đã càng thêm khẳng định sự đối xử nhân đạo của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với các tù binh Mỹ trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1964 đến 1973, một phần của Di tích nhà tù Hỏa Lò đã được dùng để tạm giam tù binh phi công Mỹ. Chính tại “Hilton Hà Nội” (theo cách gọi của phi công Mỹ), những tù binh Mỹ đã hiểu sâu sắc hơn về cuộc chiến mà họ tham gia tại Việt Nam và chính sách nhân đạo của một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Và, cố Trung tá phi công Hải quân Mỹ Walter Eugence Wilber là một trong những người như vậy.

Ông Thomas Eugene Wilber thành kính thắp hương tại di tích nhà tù Hỏa Lò.

Ngày 16-6-1968, chiếc máy bay F- 4 J Phantom II (còn có biệt danh là “Con ma”) cùng 2 phi công Mỹ, do Trung tá Hải quân Walter điều khiển, thực hiện việc ném bom bắn phá miền Bắc, đã bị lưới lửa phòng không của Việt Nam bắn cháy trên bầu trời huyện Đô Lương (Nghệ An). Walter Eugence Wilber nhảy dù ra khỏi máy bay và rơi xuống cánh đồng xã Thanh Tiên (Thanh Chương - Nghệ An). Người đồng đội của ông đã tử nạn. 

Walter Eugence Wilber bị 3 thanh niên bắt sống và giao cho Huyện đội Thanh Chương. Sau đó ông được chuyển tới giam giữ tại trại giam Hỏa Lò (Hà Nội).

Ông Thomas Eugene Wilber cùng các đại biểu dự lễ trao tặng kỷ vật.

Trong suốt thời gian gần 5 năm bị tạm giam tại Hỏa Lò (1968 - 1973), Walter đã nhận được sự đối xử nhân đạo, khoan dung từ những cán bộ, chiến sỹ quản lý trại giam. Từ đó, ông có những hành động tích cực nhằm sớm chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa mà quân đội Mỹ đang thực hiện tại Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn của một số nhà báo quốc tế đối với tù binh phi công Mỹ đang bị giam giữ tại Hỏa Lò, Walter Eugence Wilber cho biết: “Việc rất nhiều tổ chức chống chiến tranh Việt Nam và hàng triệu công dân yêu chuộng hòa bình đang đấu tranh để kết thúc sớm cuộc chiến tranh này đã mang lại cho tôi niềm vui sướng vô cùng”.

Phần bao thư ông Thomas tự làm và gửi sang Việt Nam cho cha.

Ngày 12-2-1973, Walter Eugence Wilber đã được Chính phủ Việt Nam trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ, theo tinh thần của Hiệp định Paris. Những kỷ vật trong thời gian bị giam giữ tại Hỏa Lò cũng được ông mang về Mỹ như để nhắc nhớ về một thời không thể nào quên trong cuộc đời binh nghiệp của mình. 

Và cũng như nhiều cựu binh Mỹ khác từng tham chiến tại Việt Nam, cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại trong lòng ông một vết thương luôn nhói đau, day dứt. Gần 50 năm qua, ông vẫn đau đáu nỗi khát khao được trở lại Việt Nam, gặp lại những ân nhân của mình. Tuy nhiên, vì  lý do sức khỏe mà Walter Eugence Wilber đã không thực hiện được điều đó cho đến tận khi ông qua đời (năm 2015).

Băng cát sét ghi phần trả lời phỏng của cố Trung tá phi công Hải quân Mỹ Walter Eugence Wilber với Đài Tiếng nói Việt Nam.

Hiểu được tâm nguyện cháy bỏng của cha, người con trai thứ 2 của ông - Thomas Eugence Wilber đã thay cha thực hiện ước nguyện. Thomas đã đến Việt Nam nhiều lần, mỗi chuyến đi đã để lại trong Thomas nhiều điều thú vị về đất nước và con người Việt Nam.

Tập báo mà báo chí phương Tây viết về ông cố Trung tá phi công Hải quân Mỹ Walter Eugence Wilber sau khi ông được trao trả về Mỹ.

Sau khi trở về Mỹ, Thomas Eugene Wilber và gia đình đã quyết định dành một số kỷ vật mà cha ông đã gìn giữ, đưa về từ trại tạm giam Hỏa Lò và một số tài liệu mà gia đình ông đã sưu tầm, cất giữ cẩn thận trong suốt gần nửa thế kỷ qua, bàn giao lại cho Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò phục vụ công tác nghiên cứu, giới thiệu tới công chúng: Đó là những bức thư của cha ông gửi từ Việt Nam cho Thomas và mẹ; là tấm giấy gói quà mà chính tay Thomas đã gói và gửi sang cho cha, được người cha lưu giữ lại cẩn thận; là tập báo đăng bài viết về cố Trung tá Hải quân phi công Walter Eugene Wilber, sau khi ông được trao trả về Mỹ…


Và trong lần thứ 9 quay trở lại Việt Nam, nhưng mới là lần thứ hai đến với Di tích lịch sử Hỏa Lò, ông Thomas Eugene Wilber đã quyết định trao tặng những kỷ vật vô giá này của người cha thân yêu mà ông cùng gia đình đã lưu giữ suốt gần nửa thế kỷ qua, chỉ với một mong muốn cháy bỏng: “Góp phần chứng minh những thông điệp mà người cha của ông đã cảm nhận về chính sách nhân đạo của Chính phủ Việt Nam đối với tù binh phi công Mỹ, trong thời gian họ bị tạm giam tại Nhà tù Hỏa Lò” - ông Thomas, con trai của cố Trung tá Hải quân Mỹ Walter khẳng định.

Gần nửa thế kỷ đã qua đi, cách nửa vòng trái đất, hôm nay, những kỷ vật của cố Trung tá Hải quân phi công Walter Eugene Wilber đã được đại diện gia đình ông bàn giao lại cho Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò. “Tôi và gia đình tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã đối xử rất nhân đạo đối với cha tôi trong thời gian ông ở đây. Vì vậy dù trải qua thời gian gần 5 năm ở Hỏa Lò, cha tôi vẫn có được một sức khỏe rất tốt khi trở về nhà” – ông Thomas, con trai của cố Trung tá Hải quân Mỹ Walter xúc động nói.

Toàn bộ các kỷ vật được hiến tặng.
Với những tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim, chính ông Thomas Eugene Wilber là người kết nối để Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò có thêm được nhiều những tư liệu, hiện vật quý hơn nữa của những cựu tù binh phi công Mỹ và thân nhân gia đình họ. 

Điều đó sẽ góp phần làm phong phú thêm nội dung trưng bày tại di tích và khẳng định “Tù binh phi công Mỹ được hưởng chính sách nhân đạo, khoan hồng của Chính phủ Việt Nam”. Và điều đó cũng góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh và vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam – Hoa Kỳ.

Cảnh Thảo

Sáng 26/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và đồng chí Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh đã đến hiện trường vụ tai nạn, chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp cứu người, hỗ trợ các nạn nhân.

Chỉ tính riêng tại 24 dự án chung cư trên địa bàn các quận 1, quận 4, quận 7, quận 10 và TP Thủ Đức ở TP Hồ Chí Minh hiện đã có ít nhất 8.740 căn hộ được chủ sở hữu đem tham gia vào việc cho thuê lưu trú ngắn hạn qua ứng dụng Air Bed and Breakfast (Airbnb). Đây là nền tảng trực tuyến kết nối giữa những người có nhu cầu thuê nhà, phòng nghỉ với người có nhu cầu cho thuê.

Hộ ông Lê Văn Lạc (ngụ ấp Rạch Cốc, xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) dù đã nhận tiền đền bù từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn chưa tháo dỡ căn nhà cũ, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công Dự án đê bao sông Măng Thít (giai đoạn 2) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.

Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự thảo Kế hoạch đề xuất tiến độ hoàn thành nhiều văn bản pháp lý và đề án quan trọng nhằm tạo bước tiếp theo của dự án.

Tối 25/4, hàng ngàn người dân TP Hồ Chí Minh đã mãn nhãn khi theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Dù trời đổ mưa lớn trước giờ bắt đầu, nhưng khán giả vẫn chật kín hai bên đường, trong không khí xúc động và tự hào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.