Văn minh nơi thờ tự tại Hà Nội - Còn nhiều vấn đề đáng bàn

08:09 05/02/2017
Ngay từ mồng 1 Tết Đinh Dậu, người Hà Nội đã bắt đầu đi lễ chùa rất đông. Các chùa, đền, phủ đều chật kín người cho đến hôm nay 3-2 (tức mồng 7 Tết) vẫn không ngớt người đi lễ. Ban quản lý các di tích vì thế cũng vất vả hơn trong việc phục vụ, hướng dẫn người dân hành lễ, đảm bảo an ninh trật tự.

Theo ghi nhận tại các chùa, đền, phủ tại Hà Nội ngày 3-2 cho thấy, mặc dù các nhà chùa, nhà đền, phủ có hướng dẫn cụ thể nhưng vấn đề thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn.

Khách tăng đột biến

Phủ Tây Hồ, một địa điểm tâm linh nổi tiếng của Hà Nội nằm trên địa bàn quận Tây Hồ vốn thu hút rất đông người dân Thủ đô, người dân các tỉnh thành khác đến chiêm bái vào dịp đầu năm mới. Tết năm nay, ngay từ đầu đường Xuân Diệu dẫn vào phủ, người xe luôn nườm nượp qua lại, có lúc xảy ra tình trạng nghẽn cục bộ, nhất là khu vực cổng phủ, các hàng quán dịch vụ kín người đi lễ.

Trưa mồng 7 Tết, trong sân di tích và các khu điện thờ rất hiếm chỗ trống, việc di chuyển cũng rất khó khăn. Người người chen chúc nhau để đứng khấn lễ, các khay đồ lễ chồng chất lên nhau.

Vẫn còn nhiều hình ảnh phản cảm tại các điểm di tích ở Hà Nội.

Ông Trương Tín Hồi, Phó trưởng Ban quản lý di tích phủ Tây Hồ cho biết: Lượng khách đến lễ Phủ năm nay tăng tới gấp 1,5 lần so với năm ngoái. Tính trung bình, mỗi ngày phủ Tây Hồ đón từ 10.000 – 15.000 người tới lễ. Từ sáng sớm tới hơn 19h, không lúc nào phủ Tây Hồ ngớt khách.

Không chỉ ở phủ Tây Hồ mà dịp Tết Đinh Dậu này, di tích nào cũng thu hút đông khách đến chiêm bái, đặc biệt là một số di tích nổi tiếng như: Chùa Hương, chùa Hà, chùa Trấn Quốc, tổ đình Phúc Khánh, tứ trấn Thăng Long, đền Và, đền Sóc, chùa Tảo Sách, chùa Vạn Niên…

Ngay trong ngày khai hội hôm mồng 6 Tết, chùa Hương (huyện Mỹ Đức) đón khoảng 4 vạn lượt khách. Từ ngày mùng 1 Tết đến nay, chùa đón gần 20 vạn lượt khách hành hương. Con số này được Ban quản lý di tích và thắng cảnh Hương Sơn đánh giá là tăng đột biến so với các mùa lễ hội trước.

Riêng ngày mồng 4 và mồng 5 Tết, lượng khách đến chùa Hương cao hơn cả ngày chính hội khiến đường dẫn vào động Hương Tích và khu vực nhà chờ cáp treo bị tắc nghẽn. Chùa Hà (quận Cầu Giấy) cũng là điểm tâm linh được nhiều dân Hà Nội đến lễ trong năm mới.

Khu vực cổng chùa lúc nào cũng chật kín xe cộ, đảo giao thông trước cổng chùa đã được huy động để trông giữ xe cho khách. Trong khu vực điện Phật, nhà Mẫu, nhà Tổ luôn đông đúc người lễ, khay lễ phẩm cũng phải chồng xếp lên nhau...

Vẫn tồn tại những hình ảnh phản cảm

Việc đảm bảo văn minh nơi thờ tự mỗi mùa lễ hội không chỉ là sự quan tâm của ngành văn hóa và của cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội. Từ cuối tháng 12-2016, UBND TP Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ban, ngành thành phố cũng như các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017.

Tuy nhiên, do số lượng di tích lớn, lễ hội nhiều và người đi lễ năm nay tăng đáng kể do vậy vẫn xảy ra không ít bất cập tại các điểm di tích. Cho dù, các ban quản lý di tích tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc văn minh nơi thờ tự, song ý thức nhiều người chưa cao nên còn tồn tại những hình ảnh chưa đẹp mắt.

Tại đền Quán Thánh (quận Ba Đình) ngày mồng 7 Tết, mặc dù Ban quản lý đặt biển hướng dẫn người dân không mang hương vào khu nội tự, song vẫn có người cố tình mang vào.

Hòm công đức được đặt ngay khu vực hành lễ nhưng người đi lễ vẫn đặt tiền giọt dầu không đúng nơi quy định. Đáng nói, nhiều người còn cuồng tín xoa tiền lẻ vào chân tượng thần Trấn Vũ rồi xoa vào mặt, lên khắp người để lấy may.

Theo ông Nguyễn Hồ Doãn, Ban lý di tích đền Quán Thánh, tượng thần Trấn Vũ vừa được công nhận bảo vật quốc gia. Để bảo vệ tượng thần khỏi tác động từ hành vi vô ý thức của người dân, quận Ba Đình đang lên kế hoạch ngăn rào, tránh không để người dân tiếp cận quá gần, xoa chân tượng.

Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng kẻ gian trà trộn móc đồ của người đi lễ. Ngoài ra, hiện tượng chèo kéo khách mua diêm, mua muối ngoài cổng đền vẫn còn.

Tại phủ Tây Hồ, tiền giọt dầu đặt la liệt từ bệ thờ, chân Phật, thậm chí được nhét vào kính bảo vệ tượng, rất ít người bỏ tiền vào hòm công đức đặt ngay cạnh đó. Tại các ban thờ Thánh, tiền lẻ lẫn với lễ phẩm rất phản cảm. Ban quản lý phủ thu dọn tiền giọt dầu rất vất vả vì người dân đặt lễ khắp nơi.

Cũng do lượng khách đông, ý thức nhiều người chưa cao nên trong sân phủ, khu điện thờ vẫn rất nhiều rác. Vẫn có trường hợp mặc trang phục không nghiêm túc khi đến lễ... Điều đáng ghi nhận tại phủ Tây Hồ là tình hình an ninh trật tự tốt hơn năm trước. Trường hợp khách bị kẻ gian trộm cắp giảm rất nhiều.

Ngoài lực lượng Công an TP Hà Nội, Công an quận Tây Hồ và phường Quảng An, thì phủ Tây Hồ còn tăng cường cả lực lượng tự quản các phường. Ban quản lý di tích cũng thường xuyên nhắc nhở nhân dân nâng cao cảnh giác và thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự trên hệ thống loa.

Hiện nay, thành phố đã lập nhiều đoàn liên ngành để kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn, xử lý các sai phạm. Tuy vậy, các cơ sở di tích, nơi thờ tự vẫn cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân để đảm bảo nếp sống văn minh nơi thờ tự.

Đinh Thị Thuận

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文