Vang danh làng quạt Chàng Sơn

08:57 07/01/2019
Làng nghề quạt Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) vốn mang nét đẹp văn hóa, truyền thống cổ xưa, đồng thời cũng là nguồn kinh tế chính của nhiều hộ dân nơi đây.

Xây dựng kinh tế từ nghề truyền thống ông cha

Nghề làm quạt đã xuất hiện hàng trăm năm trước. Người Chàng Sơn từ khi ai sinh ra đã sớm được làm quen với nghề. Nhiều nghệ nhân cao tuổi kể lại, dân làng luôn tự hào rằng ngay từ thế kỷ 19, những chiếc quạt làng Chàng đã được người Pháp đem đi triển lãm tại Thủ đô Paris hoa lệ. Cũng chính những nghệ nhân nơi đây đã dày công sáng tạo nên chiếc quạt dài 15 mét khổng lồ mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội năm 2010.

Làng nghề sở hữu nhiều loại quạt và mẫu mã đa dạng, song công đoạn để sản xuất ra được một chiếc quạt là hoàn toàn thủ công. Để làm nan quạt, người thợ phải tỉ mẩn lựa chọn từng thân tre, sau đó ngâm hằng tháng trời cho tre dẻo và dai. Những thanh tre đủ tiêu chuẩn sẽ được cắt, vuốt kỹ càng tạo thành khung, phơi khô rồi chuyển đến cho các xưởng dán quạt riêng. Khắp các ngõ ngách trong làng, thân tre được phơi thành từng lớp dày dậy mùi tre nứa.

Dán áo quạt với khung là khâu vô cùng quan trọng, làm sao để tách nan quạt thật đều, nan càng đều, quạt càng đẹp. Ở mỗi loại quạt, số lượng các nan sẽ khác nhau, quạt nhiều nan sẽ đảm bảo về độ chắc chắn. Phết keo vào các nan, đưa vải vào và cố định để tạo hình “vỡ” ban đầu.

Quạt dán xong sẽ được treo lên thành hàng hoặc dải dưới đất để phơi khô keo. Sau khi định hình, bàn tay uyển chuyển của những người thợ sẽ đưa dao theo khung kim loại hình bán nguyệt mà cắt đi vải thừa. Bước cuối cùng là gập quạt thành nếp, tán đinh đầu nan và bó thành từng bó riêng.

Đến xưởng quạt lụa lớn Hải Minh (Xóm Ba Lão), được biết mỗi ngày xưởng quạt có thể làm đến hàng nghìn chiếc quạt các loại để xuất xưởng đến khách hàng. Tại đây có những chiếc quạt lụa mềm mịn và quạt múa đa dạng về màu sắc, kích cỡ. Giá mỗi loại sẽ tùy vào chất liệu, thời gian làm. 

Quạt lụa trung bình dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng/chiếc. Đây không chỉ là nơi cung cấp quạt cho thị trường tiêu thụ, mà còn là điểm đến du lịch hữu ích cho những vị khách muốn tìm hiểu về làng nghề Việt lâu đời. Niềm tự hào ấy vừa công nhận sức sống của một làng nghề truyền thống, vừa khẳng định sự tồn tại một nét đẹp mang nhiều màu sắc lịch sử, văn hóa đậm chất nông thôn xưa.

Ở xưởng quạt Hải Minh, mỗi thợ sẽ phụ trách các khâu khác nhau: người cắt nan, người dán khung, người bôi keo, người cắt vải…

Truyền nghề, giữ lửa

Ở Chàng Sơn, những người tham gia làm quạt chủ yếu là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi tự tỉ mỉ, khéo tay được mọi người nâng niu như vật báu lâu đời.

Tại xưởng quạt giấy nhà chị Loan (thôn 1), những chồng quạt giấy cao quá đầu được bó thành từng xấp xếp gọn gàng trong các góc nhà. Khác với xưởng quạt lụa Hải Minh, thợ làm quạt giấy ở đây là các em nhỏ còn đi học và nhiều cụ già đã quá tuổi 80.

Cụ Đức (81 tuổi) đang tỉ mỉ vuốt nan, giọng trầm xuống: “Chúng tôi có tuổi rồi nên đây là nghề chính, còn tụi trẻ thì chỉ làm thêm thôi. Ngày nào khỏe mạnh thì hai buổi làm đều đặn. Công việc cũng nhẹ nhàng nên được thì làm phụ cho các con. Chịu làm còn giữ lấy cái nghề các cụ truyền cho”.

Cho đến ngày hôm nay, khi cuộc sống ngày càng tiện nghi, hiện đại, hình ảnh người dân cầm quạt phe phẩy trước hiên nhà không còn xuất hiện khắp nơi như nhiều năm về trước. Dẫu vậy, quạt giấy Chàng Sơn vẫn luôn có một chỗ đứng vững chắc trong và ngoài nước. Sẽ không có một thiết bị hiện đại nào có khả năng thay thế được giá trị hoài cổ và thẩm mỹ trăm năm của những chiếc quạt cầm tay.

Quạt Chàng Sơn đang dần biến tấu sang nhiều chất liệu khác đẹp và bền hơn phù hợp với nhu cầu cao của xã hội. Song quạt giấy mới là cái nôi của Chàng. Những chiếc quạt thủ công sáng tạo, tinh xảo sẽ mãi phát triển với người dân mảnh đất bình dị này.

Kiều Trang

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文