Bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

14:42 22/08/2024

Trong 55 năm qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đón gần 90 triệu đồng bào trong nước và khách quốc tế tới tham quan, học tập. 70-80% các đoàn ngoại giao cấp cao đến Hà Nội đã đến thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.

Đây là thông tin được chia sẻ tại lễ kỷ niệm và khai mạc triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024)”, vào ngày 22/8, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội. Sự kiện được Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức trang trọng, hướng đến kỷ niệm 55 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, 55 năm thực hiện Di chúc của Người, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024) và 70 năm Bác về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954-2024).

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024)".

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia, một trong những điểm đến thiêng liêng và ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc trong 15 năm cuối đời (từ ngày 19/12/1954 - 2/9/1969) và cũng là nơi Người đã trút hơi thở cuối cùng.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, Khu Di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch là một trong 10 di tích đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 1, năm 2009). Đây là di tích quốc gia đặc biệt duy nhất trực thuộc sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là di tích nguyên gốc duy nhất về Bác, là một trong những di tích lớn nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các di tích lịch sử - cách mạng của Việt Nam nói chung và là di tích đầu hệ trong hệ thống di tích lưu niệm về Người trong cả nước nói riêng.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng khen cho các tập thể có nhiều thành tích trong bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích.

55 năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo đúng đắn của các thế hệ lãnh đạo cùng nỗ lực không ngừng của tập thể viên chức, người lao động, Khu Di tích đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tới nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài về thăm Tổ quốc và bạn bè quốc tế.

Gần 90 triệu đồng bào trong nước và khách quốc tế đã tới Khu Di tích tham quan, học tập; 70-80% các đoàn ngoại giao cấp cao đến Hà Nội là đến thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch. Khu Di tích là “điểm đến”, “điểm nhấn” trong quan hệ ngoại giao cấp cao của Đảng, Nhà nước. Đó là những đóng góp vô cùng lớn lao, rất đáng tự hào trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, khẳng định:  55 năm đã trôi qua, Khu Di tích vẫn lưu giữ dấu ấn lịch sử văn hóa sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho đến hôm nay, di tích, tài liệu hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đang được bảo tồn nguyên vẹn như khi Người sống và làm việc tại đây. Nhà sàn Bác Hồ mang tính biểu tượng của quốc gia, dân tộc, biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam và bạn bè thế giới. Di tích H67 -  ngôi nhà được xây dựng theo chỉ thị của Bộ Chính trị để làm nơi ở và làm việc cho Bác Hồ trong hoàn cảnh Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt - vẫn luôn ấm áp niềm tin sâu sắc của hàng triệu trái tim người con đất Việt…

Các đại biểu và khách tham quan triển lãm ngày 22/8.

Lễ kỷ niệm là dịp để tri ân các tập thể và cá nhân đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích. Đây cũng là cơ hội để tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời lan tỏa những giá trị này đến đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong bảo tồn, phát huy Khu di tích. Ban tổ chức cũng đã trao giải thưởng hội thi “Thuyết minh viên tại điểm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” và cuộc thi nhiếp ảnh “Vẻ đẹp Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. Đây là những hoạt động ý nghĩa, góp phần làm sống động hơn hình ảnh, giá trị và vị thế của Khu Di tích trong lòng công chúng.

Ngay sau lễ kỷ niệm, Ban tổ chức đã khai mạc triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024)”.  Với hơn 240 tư liệu, triển lãm giới thiệu đến công chúng những hình ảnh và tư liệu về cuộc sống đời thường và công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Phủ Chủ tịch từ năm 1954 -1969; giới thiệu công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích gồm hai giai đoạn, từ năm 1969 -1992 và từ năm 1992 đến nay.

N.Hoa

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Khi bụi lắng xuống sau các trận oanh tạc vào Dải Gaza, thi thể hàng ngàn người Palestine bị vùi lấp lẫn với gạch đá, rất khó phân biệt ai đến từ Hamas, ai là dân thường cố gắng vật lộn tìm đường sống. Ngay cả khi không chết vì bom đạn, cuộc sống ngột ngạt trong cảnh vây hãm tại dải đất hẹp bên Địa Trung Hải đang từng ngày chôn vùi những giấc mơ sống bình dị nhất…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文