Chưa quy định “người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật” trong dự thảo Nghị định xét tặng danh hiệu nghệ sĩ

07:41 16/10/2023

Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) hoàn thiện, trình Chính phủ.

Đây là Nghị định mà Bộ VHTTDL được giao xây dựng để thay thế Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 và Nghị định số 40/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT theo Luật Thi đua Khen thưởng năm 2022. Dự thảo Nghị định được trình Chính phủ lần này là dự thảo lần thứ 4.

Theo Bộ VHTTDL, dự thảo đã được Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định mới nhất của Bộ Tư pháp. Tại báo cáo thẩm định, Bộ Tư pháp cho rằng, các nội dung cụ thể của dự thảo Nghị định đã được rà soát, thẩm định kỹ lưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội đồng và các nghệ sĩ trong quá trình làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Việc xét tặng danh hiệu đối với nghệ sĩ được hy vọng sẽ bớt gây tranh cãi hơn khi có Nghị định mới về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng nêu ý kiến là dự thảo Nghị định chưa quy định cụ thể đối tượng "người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật". Về nội dung này, Bộ VHTTDL cho biết, tại Tờ trình số 250/TTr-BVHTTDL ngày 29/8/2023 gửi Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ dự thảo Nghị định, Bộ VHTTDL đã có giải trình. Theo đó, dự thảo Nghị định được xây dựng đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ VHTTDL đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan, đặc biệt là với 9 hội VHNT chuyên ngành Trung ương để xây dựng về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn đối với cá nhân là người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật. Ban soạn thảo đã đăng tải hồ sơ dự thảo Nghị định (dự thảo 2) trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ, đồng thời có văn bản xin ý kiến các tổ chức, cơ quan liên quan.

Do các ý kiến đề xuất chưa đưa ra được cách tính thời gian hoạt động sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật phù hợp để tương đồng với cách tính thời gian của nghệ sĩ hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chưa đề xuất được tiêu chí đánh giá tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật… nên  Bộ VHTTDL tiếp tục xin ý kiến đề xuất cụ thể về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn đối với cá nhân là người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật.

Bộ VHTTDL cũng đã tổ chức 6 hội nghị tổng kết thi hành Nghị định số 89/2014/NĐ-CP và Nghị định 40/2021/NĐ-CP; đánh giá tác động về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT và lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định ở khu vực phía Bắc và phía Nam. Kết quả tổng hợp ý kiến cho thấy có hai nhóm ý kiến liên quan đến việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho đối tượng "Người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật".

Nhóm ý kiến thứ nhất đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho đối tượng Nhạc sĩ sáng tác và Nhiếp ảnh gia như đề nghị của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Nhóm ý kiến thứ hai không đồng ý xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho đối tượng "người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật".

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho đối tượng Nhạc sĩ sáng tác và Nhiếp ảnh gia vì tác phẩm của họ đang thuộc đối tượng xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học nghệ thuật và việc đánh giá, trao tặng danh hiệu, giải thưởng nói trên phải phù hợp với Điều 5 của Luật Thi đua Khen thưởng là "không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được".

Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ VHTTDL tiếp tục gửi công văn đề nghị 9 hội VHNT Trung ương góp ý dự thảo lần 3. Ban soạn thảo nhận được văn bản góp ý của 6 hội chuyên ngành. Trong đó, 5/6 văn bản không đồng ý xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho đối tượng "người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật.

Sau khi tiếp thu ý kiến, Bộ VHTTDL xây dựng dự thảo Nghị định theo  nhóm ý kiến thứ 2. Tức là chưa quy định đối tượng mới "người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật" vì chưa đề xuất được đầy đủ và bao quát hết các đối tượng phù hợp với các loại hình văn học, nghệ thuật thuộc 9 hội VHNT chuyên ngành; chưa quy định được cách tính thời gian hoạt động sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật; chưa lượng hóa được tiêu chuẩn để xác định "tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích đón nhận" nên không có căn cứ để xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đối với đối tượng này.

N.H

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文