Điện ảnh CAND: Những thước phim còn mãi với thời gian…

11:33 21/08/2021

Có thể nói, Điện ảnh CAND đã có một “kho tàng” phim mang đậm dấu ấn, đồng hành với chặng đường lịch sử hào hùng của lực lượng Công an nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Có lẽ trong lòng nhiều thế hệ khán giả vẫn nhớ về những  nhân vật trong những thước phim của Điện ảnh CAND: một Việt Hà (NSND Trà Giang) dũng cảm trong phim “Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn” (Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi), một Y Mai (NSND Ngọc Lan) sắc sảo, gan dạ trong phim “Lửa rừng”, một ni cô Huyền Trang (NSƯT Thanh Loan) can đảm, mưu trí trong phim “Biệt động Sài Gòn” (Đạo diễn Long Vân)… Cũng như một loạt các bộ phim truyền hình sau này do Điện ảnh CAND sản xuất như “Tội và Tình” (Đạo diễn Châu Huế), “Vệt sáng ngược” (Đạo diễn Trần Phương), “Người không mang họ” (Đạo diễn Phan Vũ)…

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Điện ảnh CAND đã có đội ngũ nghệ sĩ giàu tâm huyết, giỏi nghề, tạo nền móng cho Điện ảnh CAND phát triển trong nhiều năm qua. Có thể nói, Điện ảnh CAND đã có một “kho tàng” phim mang đậm dấu ấn, đồng hành với chặng đường lịch sử hào hùng của lực lượng Công an nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Một thời đạn bom, một thời hào hùng…

Điện ảnh CAND được chính thức thành lập từ năm 1970, nhưng thực tế, Điện ảnh CAND đã hình thành từ năm 1967, khi chiến tranh đang diễn ra khốc liệt trên cả 2 miền Nam - Bắc, có vị trí quan trọng trong dòng chảy lịch sử điện ảnh nước nhà, đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ bộ phim tài liệu đầu tiên mang tên “Lên đường” đã như một lời hiệu triệu cổ vũ tinh thần một thế hệ cán bộ CAND tình nguyện chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thể hiện được ý chí và lòng quả cảm của một trong những lực lượng văn hoá văn nghệ, các CBCS của Điện ảnh CAND đã dũng cảm vượt lên mọi khó khăn về phương tiện kỹ thuật thiếu thốn và lạc hậu, kịp thời có mặt ở những chiến trường nóng bỏng nhất, từ Hà Nội, Hải Phòng, ngã ba Đồng Lộc, tuyến lửa Vĩnh Linh... phản ánh trung thực và sinh động cuộc chiến đầy hy sinh gian khổ của lực lượng Công an. Những thước phim ra đời trong những năm tháng chiến tranh ác liệt đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người chiến sĩ trên mặt trận…

 

Cho đến ngày hôm nay, những thước phim ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị về một thời kỳ hào hùng, bi tráng của dân tộc.  Được sự quan tâm của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn, bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh CAND "Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn" (Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi) ra mắt khán giả cả nước đã phản ánh chân thực cuộc chiến thầm lặng của lực lượng An ninh trong lòng địch.

Ngay sau đó, một loạt phim điện ảnh "Bài học nhớ đời", "Kế hoạch hậu chiến", "Kế hoạch P76" của đạo diễn Châu Huế. Các phim "Tội và Tình" (Kịch bản của nhà văn Lê Tri Kỷ, đạo diễn Châu Huế), năm 1980. Mở đầu cho phim hình sự đầu tiên là "Vệt sáng ngược" của đạo diễn Trần Phương - Anh Sinh, kịch bản của nhà văn Văn Phan, phim "Đằng sau vụ án Hồ Con Rùa" (Kịch bản Huỳnh Bá Thành) và ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả là bộ phim "Người không mang họ" dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Xuân Đức, do Phạm Thanh Phong chuyển thể, Phan Vũ và Nguyễn Chiến làm đạo diễn...

Có thể nói, thời kỳ chống Mỹ, nhiều bộ phim điện ảnh đã phản ánh được hình ảnh sinh động và chân thật về hình tượng người chiến sĩ Công an thời kỳ mới. Sau giải phóng, Điện ảnh CAND đã không ngừng phát triển với hình tượng xuyên suốt là người chiến sĩ Công an tận tụy, dũng cảm trong chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì sự bình yên của nhân dân, nhiều bộ phim đã làm nên thương hiệu của Điện ảnh CAND. Song hành cùng lịch sử dân tộc, Điện ảnh CAND đã ghi lại bao chiến công oai hùng của CAND trong cuộc đấu trí căng thẳng với cuộc chiến tung gián điệp, biệt kích phá hoại miền Bắc của Mỹ-ngụy.

Những chiến công đầy sức thuyết phục từ các chuyên án chống gián điệp đã được tái hiện qua hàng loạt bộ phim tư liệu, đã có tác dụng tuyên truyền lớn để nhân dân nâng cao cảnh giác, cùng lực lượng Công an bảo vệ An ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội.

Những năm 1975, các nghệ sĩ - chiến sĩ Điện ảnh CAND lại có mặt trong đoàn quân tiến về Sài Gòn, ghi lại bước chân thần tốc của cách mạng, cũng như hoạt động bảo vệ an ninh của lực lượng Công an trong những ngày đầu giải phóng. Nhiều tác phẩm điện ảnh đã phản ánh sinh động đời sống chiến đấu của người chiến sĩ CAND trên mọi mặt trận: "Người con gái đất đỏ" (đạo diễn Lê Dân), "Giá như yêu được một người" (kịch bản - đạo diễn Phạm Thanh Phong), "Con của sông Dinh" (kịch bản Lê Hoài Nguyên, đao diễn Châu Huế). Phim đoạt giải Cánh diều Bạc - "Điệp vụ thứ nhất" (đạo diễn Nguyễn Quang, kịch bản Trường Thanh), "Truy tìm X413" (kịch bản Nguyễn Anh Dũng, đạo diễn Thanh Vân), "Mùa hạ không quên, vụ án Ôn Như Hầu (kịch bản Lê Hoài Nguyên, đạo diễn Nguyễn Quang, hãng phim truyện 1).

Đặc biệt có 15 tập "Đội đặc nhiệm H88" (bộ phim đoạt giải Cánh diều bạc). Giai đoạn này cũng có sự phát triển đặc biệt về mảng Phim tài liệu: Nhiều phim tài liệu nổi tiếng như "Mật danh Ares" (của Lê Quang Phú, đạo diễn Mai Vũ). Cũng trong giai đoạn này, một loạt các sery phim hình sự đã lấy được cảm tình của nhân dân về hình tượng người chiến sĩ Công an mưu trí, dũng cảm, vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Dấu ấn trong thời bình…

Hơn nửa thế kỷ, Điện ảnh CAND đã không ngừng vươn lên, bắt kịp yêu cầu thời đại, đóng góp không nhỏ cho công tác tuyên truyền giáo dục chính trị và chiến đấu của lực lượng Công an, là thành viên quan trọng của Điện ảnh Việt Nam, bằng sự sáng tạo, cống hiến hết mình của mỗi cán bộ, chiến sỹ. Trên con đường đó, Điện ảnh CAND đã có nhiều tác phẩm được giải thưởng: phim tài liệu "Ảo tưởng một chân trời" được Giải đặc biệt tại LHP Việt Nam lần thứ X, phim truyện "Điệp vụ thứ nhất" được nhận Cánh diều bạc cùng nhiều giải thưởng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Liên hoan phim Việt Nam… nhiều nghệ sĩ đã được phong danh hiệu NSƯT: Thanh Loan, Hồng Linh, Quang Phú, Việt Tùng, Nghi Xuyên. Ghi nhận đóng góp của các thế hệ nghệ sĩ - chiến sĩ Điện ảnh CAND trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng đơn vị Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc và nhiều phần thưởng cao quý khác.

 NSƯT Thanh Loan, người vào vai Ni cô Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”.

Đạo diễn Long Vân, một trong những đạo diễn gắn bó sâu sắc với đề tài ANTT đã chia sẻ, đối với ông, lực lượng CAND với những câu chuyện cuộc đời, câu chuyện chiến đấu là một trong những niềm cảm hứng bất tận, một mảnh đất màu mỡ để ông sáng tạo nên những thước phim điện ảnh Công an hấp dẫn. Nếu được chọn lại, ông vẫn tiếp tục đồng hành với Điện ảnh CAND để có những thước phim về lực lượng CAND…

NSƯT Thanh Loan, người vào vai Ni cô Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn” cho biết: Bà là một người may mắn vì có vai có những đóng góp cho Điện ảnh CAND. Sau này, khi đã là hội viên chi hội điện ảnh CAND bà lại có nhiều thời gian và công sức để cống hiến cho Điện ảnh CAND phát triển khi làm biên kịch một số bộ phim về CAND. Những thước phim của Điện ảnh CAND đã góp phần không nhỏ nhận diện những chiến công một chặng đường của các thế hệ CAND, cũng như nhận diện một thế hệ những nhà văn, nhà biên kịch, những đạo diễn trong và ngoài lực lượng đã góp phần làm nên những tác phẩm đi cùng năm tháng của Điện ảnh CAND.

Hiện nay, đội ngũ CBCS của Điện ảnh CAND hầu hết là những biên tập, đạo diễn trẻ. Họ tiếp tục có mặt trên mọi nẻo đường đất nước, thực hiện mọi nhiệm vụ được giao. Điện ảnh CAND với truyền thống hơn 50 năm qua đã lưu giữ nhiều tư liệu quý giá của lực lượng CAND trong suốt chặng đường đồng hành, với tâm niệm rằng, mỗi tác phẩm của Điện ảnh CAND đều in đậm bước chân của người chiến sĩ CAND Việt Nam trên trận tuyến chống lại cái xấu, cái ác, chống lại các thế lực thù địch để bảo vệ độc lập, tự do đất nước, đảm bảo đời sống yên bình cho nhân dân…

Trần Hoàng Thiên Kim

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文