Du lịch Việt và cơ hội quảng bá qua điện ảnh

09:13 27/02/2016
Trong những ngày qua, đoàn làm phim bom tấn Hollywood Kong – Skull Island đã có mặt ở Quảng Bình, Ninh Bình và tiếp đó là Vịnh Hạ Long để thực hiện những cảnh quay quan trọng. Có thể thấy, đây là cơ hội tốt để quảng bá du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội quảng bá thành công hình ảnh điểm đến Việt Nam tới công chúng quốc tế, du lịch Việt cần tận dụng cơ hội như thế nào đang là bài toán đối với nhà quản lý.

Ông Lê Công Năng - Trưởng phòng Truyền thông Vietrantour cho rằng, quảng bá du lịch qua điện ảnh là một hình thức quảng bá đem lại hiệu quả cao. Điểm đến xuất hiện trên phim có sức lan tỏa rộng, hấp dẫn du khách. Không đâu xa nhìn ra các nước lân cận thì tính đến năm 2011 đã có đến hơn 500 bộ phim quay tại Thái Lan, trong đó “Chúa tể những chiếc nhẫn” giúp tăng 10% lượng khách đến từ Anh Quốc. 

Các bộ phim Hàn Quốc theo làn sóng Hallyu đổ bộ và thống lĩnh màn ảnh nhỏ của nhiều quốc gia châu Á, góp phần đưa nhiều địa điểm du lịch đẹp của Hàn Quốc ra nước ngoài. Các nhà làm du lịch của họ cũng rất khéo léo khai thác các bối cảnh phim vào du lịch chẳng hạn như dựng tượng nhân vật nam nữ chính phim “Bản tình ca mùa đông” tại đảo Nami, cung cấp dịch vụ đạp xe đôi dọc con đường Ngân Hạnh bắt chước theo hành động lãng mạn của cặp đôi của phim… Nhờ thế, đảo Nami đã thu hút 2 - 3 triệu lượt khách đến tham quan mỗi năm. Đây là con số mơ ước của ngành du lịch Việt.

Đầu những năm 90, nhờ hiệu ứng của bộ phim “Đông Dương” đoạt giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, nhiều khách du lịch đã kéo đến Vịnh Hạ Long, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là những nơi xuất hiện trong phim để khám phá. 

Nhưng việc hợp tác với các nhà làm phim nước ngoài để quảng bá du lịch trong nước thì chỉ gần đây mới được chú ý đến và chúng ta vẫn chưa thực sự chủ động tận dụng những cơ hội quảng bá này khi mà phim “Pan” – bom tấn 3D của Hollywood có nhiều bối cảnh quay đẹp tại Quảng Bình, Ninh Bình và Hạ Long nhưng khán giả xem phim lại không biết đến. 

Một cảnh trong phim “Cánh đồng bất tận”. Hình ảnh này góp phần tăng lượng du khách đến vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.

Mới đây nhất, đoàn làm phim King Kong 2 sẽ thực hiện phần lớn các cảnh quay tại Việt Nam nhưng phía Tổng cục Du lịch vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để quảng bá du lịch Việt Nam nhân cơ hội hiếm có này. 

Hiện tại, các nhà làm phim Ấn Độ đang được mời đến khảo sát các địa điểm quay phim tại Việt Nam nhưng phía Tổng cục Du lịch cũng không có kênh mở cung cấp clip giới thiệu về danh lam thắng cảnh Việt Nam để họ tìm hiểu trước khi quyết định chọn bối cảnh… Thêm nữa, cơ chế xin giấy phép làm phim còn phức tạp như trở ngại ở khâu dịch kịch bản để xin phép và khâu hậu kỳ chưa tốt nên nhiều nhà làm phim quốc tế còn e ngại việc quay phim tại Việt Nam.

Trong khi đó, đối với điện ảnh trong nước thì cho đến hiện tại, con số bộ phim tạo được hiệu ứng thu hút khách du lịch đến khám phá bối cảnh như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hay “Chuyện của Pao” một thập kỷ trước chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngoài được gửi đi tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế, điểm tựu chung của hai bộ phim này còn là kịch bản hay, sở hữu những thước phim về phong cảnh thiên nhiên đẹp từ cao nguyên vùng Đông Bắc Việt Nam với những hàng rào đá bên cánh đồng cải vàng, những ngôi nhà truyền thống của dân tộc HMông đến miền biển Phú Yên với những đồng lúa xanh ngút ngàn, mỏm đá trên biển đẹp ngoạn mục… 

Bộ phim truyền hình “Tuổi thanh xuân” hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng tạo được dấu ấn quảng bá du lịch Đà Nẵng đối với đông đảo công chúng Việt Nam, Hàn Quốc.

Trong khi đó, điện ảnh là một trong những con đường hiệu quả quảng bá du lịch. Nhận thấy được hiệu ứng đó, các đơn vị lữ hành đã tận dụng đưa các điểm du lịch “ăn theo” các bộ phim truyền hình, điện ảnh nổi tiếng vào các chương trình tour để tăng tính hấp dẫn, thu hút du khách đăng ký. 

Chẳng hạn như: Khu du lịch Hồ Pa Khoang nằm trong điểm đến tour Điện Biên và là bối cảnh chính trong bộ phim truyền hình nổi tiếng “Bí mật tam giác vàng”. Đây là khu du lịch nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ Mú là những dân tộc còn giữ được những phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc – Đồng Tháp nằm trong điểm đến tour Cần Thơ – TP Hồ Chí Minh - Đồng Tháp – An Giang, nơi được chọn là bối cảnh chính cho bộ phim “Người tình” của đạo diễn Jean-Jacques Annaud… Đặc biệt gần đây nhất, sau hiệu ứng bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” thì lượng du khách quan tâm đến du lịch Phú Yên tăng lên nhiều.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh quảng bá du lịch qua điện ảnh một cách hiệu quả, ở góc độ doanh nghiệp lữ hành, ông Lê Công Năng cho rằng các nhà làm phim và các nhà làm du lịch cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức phát động các cuộc thi kịch bản hay quảng bá du lịch Việt Nam qua phim; Tạo sự tiện lợi cho các nhà làm phim quốc tế đến Việt Nam thông qua: Xây dựng “ngân hàng dữ liệu mở” về các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, những nơi tiềm năng khai thác du lịch và làm bối cảnh phim để những nhà làm phim quốc tế, trong nước tìm hiểu trước khi quyết định chọn bối cảnh nhằm tiết kiệm chi phí và công sức. Cải tiến, đơn giản hóa quy trình, thủ tục xin cấp phép quay phim tại Việt Nam…

Lưu Hiệp

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文