Giếng làng - nét đẹp văn hóa các vùng quê Việt Nam

06:51 23/10/2023

Cùng với cây đa, sân đình, từ bao đời nay, giếng làng đã trở thành một trong những biểu tượng vẻ đẹp của vùng quê Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ.

Việc khôi phục lại giếng làng do cha ông xây dựng không chỉ góp phần tạo nên hình ảnh làng quê nông thôn vừa tươi mới lại vừa cổ kính, mộc mạc mà còn là cách để truyền dạy cho thế hệ trẻ những giá trị vốn quý của văn hóa làng. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều giếng làng được người dân Ninh Bình chú trọng khôi phục, sửa chữa và giữ gìn.

Nơi lưu giữ tình làng, nghĩa xóm

Giếng làng nằm trong khuôn viên đình, chùa làng Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư được xây dựng từ năm 1890. Theo những người cao tuổi ở địa phương kể lại, giếng làng được xây dựng ở vị trí "mắt rồng" trong tổng thể hình ảnh rồng chầu về đình, chùa làng Yên Thành. Giếng được đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, gần nơi tập trung cộng đồng. Hơn 130 năm qua, giếng làng Yên Thành là mạch nguồn chính phục vụ đời sống dân sinh của nhân dân trong làng, cung cấp nguồn nước mát lành để dùng trong sinh hoạt của người dân địa phương từ nấu ăn đến giặt giũ, tắm rửa… Giếng làng là không gian văn hóa, biểu tượng mang giá trị tinh thần của nhiều làng, xã.

Ông Nguyễn Ngọc Vị, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi làng Yên Thành, xã Trường Yên chia sẻ, trong ký ức của ông, giếng làng không chỉ có ý nghĩa cung cấp nước mà nơi đây còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Giếng làng chính là nơi chứng kiến bao sự kiện của làng, xóm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cuộc sống ngày càng phát triển hơn. Người dân trong làng không còn dùng nước từ giếng nữa mà chuyển sang sử dụng nước máy phục vụ sinh hoạt. Nơi đây vẫn là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp của tình làng nghĩa xóm. Mỗi buổi chiều về, trẻ con trong làng vẫn ra đây vui đùa, người già vẫn chọn giếng làng là nơi gặp gỡ trò chuyện, kể cho nhau nghe chuyện cày cấy, đồng áng, những kỷ niệm về một thời cuộc sống nghèo khó, vất vả. Giếng làng vẫn tồn tại như một phần ký ức của người làng, rất cần được bảo tồn, phát huy trong đời sống hiện đại.

Xã Trường Yên hiện có trên 20 giếng làng. Cùng với những giếng làng vẫn thường xuyên tu bổ, sử dụng làm nơi sinh hoạt cộng đồng, xã Trường Yên đang tuyên truyền nhân dân khôi phục những giếng làng bỏ hoang lâu năm để phục vụ sinh hoạt văn hóa, gắn kết người dân và cũng là nơi con em quê hương hướng về nguồn cội. Bà Bùi Thị Thanh Nhàn, Công chức văn hóa - xã hội, xã Trường Yên cho biết, xã luôn coi giếng làng như một “báu vật’’ của làng quê, cùng với cây đa, sân đình đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử. Do đó, xã rất quan tâm, chú trọng bảo tồn giếng cổ. Công chức văn hóa - xã hội xã đã tích cực tham mưu cho UBND xã xây dựng đề án, đưa vào nghị quyết hàng năm để có kế hoạch bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giếng làng.

Giữ gìn nét văn hóa làng quê

Xác định được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc khôi phục, giữ gìn nét văn hóa làng quê, song song với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhiều thôn, làng trên địa bàn huyện Hoa Lư đã tiến hành sửa chữa và khôi phục lại giếng làng xưa.

Thực hiện Nghị quyết số 105/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh Ninh Bình về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030, huyện Hoa Lư đã xây dựng kế hoạch và tuyên truyền, vận động các địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể và nhân dân cùng vào cuộc khôi phục, bảo tồn giếng làng gắn với phát triển du lịch của địa phương. Trong quá trình xây dựng, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh việc cải tạo đường giao thông nông thôn, nhân dân trên địa bàn huyện Hoa Lư đã đồng thuận đóng góp sức người, tiền của để xây dựng, sửa chữa giếng làng bằng các biện pháp như gia cố, xây hệ thống tường gạch bao quanh, kè đá để giữ cho giếng không bị sụt lún.

Không chỉ ở riêng huyện Hoa Lư, địa bàn tỉnh Ninh Bình còn rất nhiều địa phương còn bảo tồn, lưu giữ giếng làng. Trong đó, nhiều giếng làng nổi tiếng như giếng Ngọc nằm dưới chân núi chùa Bái Đính cổ, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Theo sử cũ ghi lại, giếng có cách đây khoảng 1.000 năm. Ngày nay, chùa Bái Đính cổ được tôn tạo và xây dựng, giếng Ngọc cũng được cho tu sửa lại. Hiện, giếng có hình mặt nguyệt, đường kính rộng gần 30m, độ sâu khoảng 6m, khuôn viên quanh giếng được xây dựng hình vuông có diện tích lên đến 6.000m2. Vào năm 2007, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp Bằng xác nhận kỷ lục “Ngôi chùa có giếng

Ông Trương Đình Tưởng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Ninh Bình cho biết, như một chứng nhân của lịch sử, người dân còn gắn cho giếng làng những câu truyện, truyền thuyết, huyền thoại mang tính nhân văn thể hiện nét văn hóa tâm linh của cả cộng đồng. Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, giếng làng không còn giữ vai trò quan trọng như trước đây nữa, nhưng không vì thế mà người dân lãng quên giếng làng. Giếng làng vẫn được gìn giữ không chỉ là để bảo tồn một vẻ đẹp truyền thống trong văn hóa làng quê mà còn là cách để phát huy hồn cốt của vùng nông thôn. Việc gìn giữ giếng làng không chỉ vì một công trình dân sinh mà còn là giữ gìn một nét đẹp văn hóa tâm linh.

Đặc biệt, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, dù cảnh quan môi trường ở các làng quê trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có rất nhiều thay đổi, nhưng những nét đẹp cảnh sắc độc đáo ở làng quê như cây đa, giếng nước, sân đình... vẫn luôn được các thế hệ tiếp nối chung tay bảo vệ, bảo tồn như biểu trưng cho nguồn sống, sinh khí tốt lành. Giếng làng đã và đang cần được gìn giữ, khôi phục để nhắc nhở các thế hệ mai sau luôn nhớ về cội nguồn.

Thuỳ Dung

Thay mặt toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong đơn vị, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Truyền thông CAND trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và sự quan tâm, tin tưởng, yêu quý của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các khán, thính giả, độc giả.

Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, khẳng định quyết tâm chính trị cao và sự kiên quyết, kiên trì của Đảng, Nhà nước ta. Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, lực lượng CAND đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các kế hoạch, biện pháp công tác PCTN, TC và đạt nhiều kết quả quan trọng, mang tính đột phá, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các loại heo, trâu, bò, gà, vịt và nội tạng không rõ nguồn gốc nhập lậu từ nước ngoài thường mang nhiều mầm bệnh như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, virus cúm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, làm tổn hại cho ngành chăn nuôi và mất ổn định thị trường... Để ngăn chặn tình trạng này, vừa qua, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo lực lượng Công an, Biên Phòng, Quản lý thị trường và các đơn vị chức năng cùng vào cuộc, chủ động phối hợp nắm tình hình để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đồng thời tổ chức tuyên truyền để người dân biên giới, các lò giết mổ, các thương lái không trực tiếp hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.

Khi mới nhậm chức vào năm 2000, Tổng thống Nga đã nỗ lực hội nhập với phương Tây, nhưng giờ mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết đăng trên Tạp chí Nước Nga ngày nay hồi cuối tháng 5/2024 của Fyodor Lukyanov, Tổng Biên tập Tạp chí Các vấn đề toàn cầu của Nga, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng, đồng thời là Giám đốc nghiên cứu của Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai, phân tích về đường lối đối ngoại của ông Putin trong 20 năm làm Tổng thống Nga.

Trong khoảng thời gian từ nửa cuối năm 2020 đến đầu năm 2022, bằng tiền cá nhân, Trần Thị Kim Xinh đã nhiều lần mua khoảng 20 loại vaccine với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng. Sau đó, Xinh cùng với Giám đốc, nhân viên Phòng kế hoạch – tài chính “tuồn” số vaccine này vào CDC Thừa Thiên Huế để tổ chức tiêm chủng cho người dân và thu lợi bất chính.

Thời gian qua, tuy các cơ quan chức năng thường xuyên có nhiều giải pháp tuyên truyền, tăng cường thanh tra, kiểm tra các ngành nghề trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhưng số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) gây thiệt hại về người và tài sản vẫn có chiều hướng gia tăng…

Dự kiến ngày 26/6 tới đây, Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Luật Đường bộ và Dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ. Hai dự thảo luật trên được tách từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đáng chú ý, dự thảo luật bổ sung quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 45 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản với diện tích hơn 834,28ha; trữ lượng tài nguyên dự báo hơn 60 triệu m3. Đến nay UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp phép 38 khu vực mỏ, trong đó có 20 mỏ còn hiệu lực với tổng diện tích 360,77ha; tổng trữ lượng hơn 18 triệu m3.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cảnh báo, cuộc tấn công bằng UAV nhắm vào trạm biến áp gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ảnh hưởng đến "an ninh và an toàn hạt nhân".

Trà sen, một thức uống, một món quà được coi như hương sắc của Hà Nội. Thuở xưa, người dân các làng cổ Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm ướp trà sen để dâng tiến vua quan và những bậc quyền quý.

Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành miền Bắc hôm nay được dự báo có mưa rào và dông rải rác, nền nhiệt giảm từ 4-5 độ, trời bớt oi bức. Miền Trung vẫn còn nắng nóng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文