Không dễ chọn lựa danh sách VĐV tiêu biểu

08:03 29/12/2022

Hôm nay, 29/12, diễn ra cuộc bầu chọn “Vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc năm 2022”, hoạt động thường niên để tôn vinh đóng góp của các vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) cho thể thao Việt Nam trong năm. Khác với năm trước, năm nay danh sách đề cử với nhiều VĐV và không có quá nhiều VĐV đạt thành tích nổi bật cũng sẽ khiến người bầu chọn không dễ lựa chọn cho danh sách 10 VĐV tiêu biểu.

Nhiều đề cử

Trong năm 2021, hoạt động thi đấu quốc tế của thể thao Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Điều đó khiến thành tích quốc tế trong năm của thể thao Việt Nam bị hạn chế và đương nhiên, người bầu chọn không có nhiều lựa chọn.

Võ sĩ boxing Nguyễn Thị Tâm (trái) giành ngôi vô địch châu Á năm 2022.

Nhưng năm 2022 lại khác. Trong năm, diễn ra hai sự kiện lớn với thể thao Việt Nam gồm SEA Games 31 cũng như Đại hội Thể thao toàn quốc. Ngoài ra, việc thi đấu quốc tế của thể thao Việt Nam diễn ra thường xuyên hơn do dịch COVID-19 được khống chế trên thế giới, dẫn đến thành tích quốc tế của các VĐV cũng phong phú hơn.

Dù vậy, ở sân chơi thế giới và châu lục, thể thao Việt Nam cũng không có quá nhiều thành tích nổi bật nên thành tích của đoàn Việt Nam ở SEA Games 31 ngay tại Việt Nam với việc dẫn đầu toàn đoàn, giành 205 HCV, cũng được xem là tiêu chí quan trọng tác động đến lựa chọn của người bầu chọn. 

Danh sách đề cử từ Ủy ban Olympic Việt Nam, các bộ môn (Tổng cục TDTT), Liên đoàn, Hiệp hội thể thao các môn, phóng viên… đưa ra cho đến lúc này đã mang đến nhiều lựa chọn. Trong số này có Nguyễn Thị Tâm (boxing), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Phùng Thị Huệ (jujitsu), Dương Thúy Vi (wushu), Đinh Phương Thành (thể dục dụng cụ), Phạm Tiến Sản (triathlon), Nguyễn Trần Duy Nhất (muay), Vũ Văn Kiên (pencak silat), Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền, Lương Đức Phước (cùng điền kinh), Hà Minh Thành (bắn súng), Lý Hoàng Nam (quần vợt), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Đinh Thị Hảo, Lường Thị Thảo (canoeing), Hoàng Thị Mỹ Tâm (karate), Lại Gia Thành, Phạm Thị Hồng Thanh (cử tạ), Nguyễn Thị Ánh Viên, Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Văn Quyết, Huỳnh Như (bóng đá), Nguyễn Đức Tuân (bóng bàn), Nguyễn Thùy Linh (cầu lông)…

Điền kinh, bơi, cử tạ vẫn là bộ môn mang đến sự chú ý trong danh sách này khi có nhiều đề cử. Trong đó, điền kinh, cử tạ có 7 VĐV được đề cử. Với điền kinh, nếu không có việc 5 trường hợp liên quan đến kết quả kiểm tra doping tại SEA Games 31, có lẽ danh sách để cử còn dài hơn hiện nay.  Còn môn bơi có 4 VĐV được đề cử. Tuy vậỵ, trong danh sách đề cử không có tên của các VĐV của đấu kiếm, taekwondo, vật dù tại SEA Games 31 cũng như một số giải quốc tế khác cũng giành HCV. Trong số này, đội tuyển  vật giành 17/18 HCV tại SEA Games 31 và nhiều VĐV vừa giành HCV SEA Games 31 thì ít ngày sau lại giành HCV ở Giải vô địch vật Đông Nam Á…

Đương nhiên, chất lượng, sự cạnh tranh ở sân chơi Đông Nam Á không đáng kể nên có thể khiến các nhà chuyên môn không thể đưa ra đề cử ưng ý nhất. Còn các đội tuyển taekwondo, đấu kiếm có lẽ cũng chỉ thi đấu tròn vai tại SEA Games 31 dù cũng giành những tấm HCV quan trọng nhưng không có thêm thành tích nổi bật ở các sân chơi khác. Không kể, một số câu chuyện bên lề ở đội tuyển đấu kiếm cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đề cử hay không đề cử VĐV tiêu biểu.

Chọn lựa kỹ càng

Với việc danh sách đề cử với khá nhiều VĐV để lựa chọn, sẽ mang đến sự cân nhắc kỹ càng của người bầu chọn. Bởi rõ ràng, kể cả khi không giành huy chương thì VĐV cũng phải đổ mồ hôi, công sức trong tập luyện. Và đương nhiên, như người trong nghề luôn nói rằng, không thể xem VĐV giành HCV đổ mồ hôi, công sức nhiều hơn VĐV giành HCB, HCĐ hay thậm chí không giành huy chương. Tất cả để thấy mọi sự trui rèn, nỗ lực trong tập luyện, thi đấu của các VĐV đều trân quý như nhau. Điều này cũng tương tự tại SEA Games 31 khi có quá nhiều VĐV giành HCV và rõ ràng, cũng không thể đánh giá tấm HCV nào quý nhất, đáng giá nhất…

Dù vậy, trong mỗi cuộc bầu chọn, người tham gia bầu chọn đều phải đưa ra lựa chọn trong các đề cử. Ở đây, bên cạnh những thành tích nổi bật ở SEA Games 31, Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022, đương nhiên thành tích tại các giải đấu châu lục, thế giới cũng sẽ được xét đến để người bầu chọn đưa ra lựa chọn. Về mặt này, nhiều VĐV sẽ có ưu thế nhất định. Trong đó, ở môn boxing là trường hợp võ sĩ Nguyễn Thị Tâm bên cạnh việc vô địch SEA Games 31, Đại hội Thể thao toàn quốc cũng đã giành ngôi vô địch ở Giải vô địch châu Á. Nhờ đó, trở thành võ sĩ boxing Việt Nam đầu tiên có hai lần giành ngôi vô địch châu Á. Hay ở môn cử tạ là trường hợp lực sĩ Lại Gia Thành giành 1 HCV Giải vô địch thế giới, 2 HCV Giải vô địch châu Á bên cạnh chức vô địch SEA Games 31.

Ở môn quần vợt, bên cạnh ngôi vô địch đơn nam SEA Games 31, tay vợt Lý Hoàng Nam còn thăng tiến liên tục trên bảng xếp hạng thế giới, liên tiếp lập cột mốc mới cho quần vợt Việt Nam về thứ hạng trên bảng xếp hạng này. Ở môn karate là trường hợp võ sĩ Hoàng Thị Mỹ Tâm với tấm HCV Giải vô địch Đông Nam Á, HCV hạng 55kg lứa tuổi U21 giải châu Á, HCB đồng đội nữ giải châu Á năm 2022. Ở môn cầu lông, là trường hợp phát triển ổn định của tay vợt nữ Nguyễn Thùy Linh khi lên ngôi vô địch Giải Việt Nam mở rộng, Bỉ mở rộng…

Thực tế, khi có nhiều lựa chọn trong danh sách đề cử VĐV tiêu biểu cũng là điều đáng mừng cho thể thao Việt Nam. Dù điều này mang đến sự khó lựa chọn cho người bầu chọn thì cũng vẫn còn hơn là không có nhiều đề cử, mang đến sự ưu tư cho hoạt động trong năm của thể thao Việt Nam.  

Vô địch Đại hội thể thao toàn quốc lập tức vào danh sách đề cử

Đó là trường hợp của VĐV Lê Thị Tuyết (Phú Yên). Cô gái 18 tuổi này vừa lên ngôi vô địch nội dung Marathon tại Đại hội Thể thao toàn quốc đã được giới thiệu vào danh sách đề cử VĐV tiêu biểu. Có lẽ, Lê Thị Tuyết cũng là VĐV có bảng thành tích ít phong phú nhất trong các VĐV thuộc danh sách đề cử khi cô không có thành tích quốc tế trong năm và chỉ có ngôi vô địch Đại hội Thể thao toàn quốc trong lần đầu tham dự. Dù vậy, đây được xem là nguồn động viên cho VĐV trẻ này phấn đấu trong tương lai. (Minh Khuê)

Minh Hà

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

Ngày 28/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa có vừa có thêm một ca mắc bệnh sởi tử vong. Đây là ca bệnh tử vong thứ 3 do mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong năm nay…

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Do vị trí rất đẹp - cạnh sân golf và khu du lịch Bà Nà Hills, giá lại khá mềm nên dù hạ tầng chưa hoàn thiện, hàng trăm nền tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh chóng có chủ, được cấp sổ hẳn hoi. Đối chiếu với chủ trương ban đầu của chính quyền thành phố, PV Báo CAND thật sự giật mình khi nhận thấy có khá đông người từ địa phương khác cách dự án cả nghìn cây số như tận TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Nội, thậm chí là Thái Nguyên, Hải Phòng… cũng tranh thủ được khá nhiều suất nền đẹp ở đây với tổng diện tích đất thổ cư được tính bằng… “hécta”. Một trường hợp “đúng đối tượng” nhưng sở hữu hàng loạt lô nền… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文