Ngày xuân Nhâm Dần, nghe tích thờ ông Cọp ở phố cổ Hội An

19:46 01/02/2022

Khi mưa xuân giăng khắp các làng nghề, làng hoa xứ Quảng cũng là lúc người dân thập phương, xa quê nô nức tìm về phố Hội. Viếng chùa chiền vái Thành Hoàng mở cõi xứ miền Trung, nhiều người thường đến Chùa Cầu - biểu tượng của Hội An, để thắp nén nhang trầm lên Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, xin được ban cho niềm vui, hạnh phúc, được mọi điều tốt lành khi xuân về. Và còn một địa chỉ luôn được bà con nhớ tìm đến khi đặt chân tới Hội An, đó là miếu Ông Cọp.

Xuân Nhâm Dần này, do dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, chính quyền Hội An rất thận trọng từng bước mở cửa đón du khách quốc tế và trong nước đến phố Hội du xuân trong an toàn thực hiện 5K phòng, chống dịch. Hoà cùng dòng người nô nức tìm về phố Hội, tôi được ông Phan Thanh Đoàn, Tổ trưởng Tổ quản lý di tích khối Xuân Mỹ, phường Tân An trực tiếp dẫn viếng miếu Ông Cọp; được nghe ông kể về những điển tích “Ông Ba Mươi”, cũng như vì sao người dân miền biển, sống ven sông Thu Bồn lại lập miếu, tục thờ Ông Cọp.

53_tet_ Ngày xuân Nhâm Dần, nghe tích thờ ông Cọp ở phố cổ Hội An -0
Miếu Ông Cọp nằm trong lòng xứ Hội.

Một sự trùng hợp thú vị khi tôi phát hiện ông Đoàn rất có duyên với… Ông Cọp. “Theo khai sinh thì tôi sinh Quý Mão, nhưng tính theo âm lịch, tôi cầm tinh tuổi  Dần – Nhâm Dần”, ông Đoàn bộc bạch. Tuổi ứng lên người nên đã sắp chạm mốc 60, trông ông vẫn nhanh nhẹn, giọng nói sang sảng. Có lẽ vì thế cho nên dù trong Tổ quản lý di tích miếu Ông Cọp có nhiều bậc cao niên, am tường lễ tiết, cũng không ít các chú, bác sức dài vai rộng nhưng ông Đoàn vẫn là người được tín nhiệm ủy thác lo toan từ công việc quản lý, trùng tu đến cả tiếp quản từ các bậc cao niên làm chủ các lễ uy nghiêm tại miếu Ông Cọp mỗi dịp xuân về.

Hướng dẫn cho chúng tôi xem  2 tấm văn bia đã hàng trăm năm tuổi đặt Tả - Hữu, khắc chữ Hán cổ lưu truyền có từ khai sinh lập miếu, ông Đoàn cho biết, từ sau năm 1900, Hội An được quy hoạch và xây dựng mở rộng về hướng Bắc. Miếu Ông Cọp được tu sửa trên mảnh đất vuông vắn hướng ra đường về cổ trấn. Tại miếu vẫn còn lưu lại hai tấm bia đá, cho thấy miếu được lập vào ngày 18 tháng 4 năm Bảo Đại thứ mười một (1936).

Trang trọng ngay trước cổng vào là bảng đá lớn khắc chữ đỏ, đến Tết này sắp tròn 25 năm là nội dung quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam công nhận miếu Ông Cọp là di tích cần bảo vệ trùng tu. Theo lý lịch Di tích của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, miếu Ông Cọp (nay được gọi là Đình ấp Xuân Mỹ) có nguồn gốc từ một ngôi miếu nhỏ dân gian miêu tả có dáng Cọp nằm tọa lạc ở khối Xuân Mỹ, phường Tân An, TP Hội An. Nhiều tài liệu cho thấy, xa xưa, Hội An có 13 ấp, mỗi ấp đều có một đình làng thờ Thành hoàng và các vị thần bảo trợ cho làng. Miếu Ông Cọp được dân làng đóng góp dựng nên từ đầu thế kỷ XVII và Xuân Thu nhị kỳ đều cúng vọng trang nghiêm. Năm 2007, chính quyền TP Hội An đầu tư kinh phí trùng tu nên hiện miếu khá khang trang, vững chãi.

Nếu người Hội An vốn nổi tiếng bậc nhất về dân tình thuần hậu thì vùng dân cư giáp ranh ở quanh khu vực miếu Ông Cọp nổi bật một nét ứng xử rất văn hóa, hiếu nghĩa thuận hòa.

Đến thăm miếu Ông Cọp tại Hội An, du khách thường tới ngôi miếu chính tại khối Xuân Mỹ, nhưng ít ai biết rằng còn có 2 miếu Ông Cọp khác, đó là miếu Ông Cọp tọa lạc tại khối Xuân Quang, phường Tân An và miếu Ông Cọp ở khối 5, phường Sơn Phong. Điều trùng hợp là cả 3 ngôi miếu này đều nằm trên vùng đất “Bạch sa hổ bì xứ”, tức là xứ đất cát có da hổ. Dải đất hình chữ S của người Việt khi xưa từ miền Nam Trung bộ trở vào còn hoang sơ, nhiều sình lầy, bởi vậy tục thờ miếu Ông Cọp là khá phổ biến.

Các bậc cao niên ở khối Xuân Mỹ, cũng là các thành viên trong Ban quản lý di tích miếu Ông Cọp như cụ Trần Mười (87 tuổi, tổ 8, khối Xuân Mỹ, phường Tân An); ông Nguyễn Chua (71 tuổi, ở tổ 10, khối Xuân Mỹ) kể, gọi là miếu Ông Cọp vì có truyền thuyết, xưa, phố Hội ở miền biển, là thương cảng giao thương sầm uất, nhưng riêng ấp Xuân Mỹ lại nằm trong vùng đất lâm sa xứ (đất cát và rừng). Ngày nọ, có một Ông Cọp từ đâu đến làng Xuân Mỹ ẩn nấp. Ban đêm, người dân thường nghe tiếng ông lớn vọng cả một vùng. Lạ kỳ hơn, lúc trước người dân Xuân Mỹ luôn lo lắng vì thấy thú dữ ăn thịt gia súc, gia cầm của họ. Nhưng từ khi có Ông Cọp về trú ngụ tại đây thì tình trạng mất gia súc, gia cầm đã không còn.

Bẵng đi một thời gian, người dân bất ngờ phát hiện Ông Cọp nằm chết trên một tảng đá lớn bằng phẳng, bên trên còn có cả vầng mây ngũ sắc che phủ... Dân trong làng thấy chuyện kỳ lạ nên đã gọi nhau đến cùng chôn cất, xây thành một ngôi mộ trang nghiêm cho Ông Cọp. Và trùng hợp, không chỉ người dân đi rừng, săn thú, hái lượm, mà ngay cả người thương lái đường xa mỗi khi ngang qua nếu ghé lại thắp hương, khấn nguyện Ông Cọp đều gặp may mắn, phát đạt. Cho là điềm lành, nhờ Ông Cọp về làng giám hộ tạo phúc an nên dân làng Xuân Mỹ và nhiều thương nhân từng ghé viếng cầu ông gặp may mắn đã quyên góp, lập miếu thờ và gọi là miếu Ông Cọp.

Miếu Ông Cọp nằm ở vị trí cũng rất đặc biệt, giữa định mốc 3 xã Tân An, Sơn phong, Cẩm Châu. Dù là điểm tam giác giao thương giữa 3 địa phương, lại gần một khu chợ đông đúc, nhưng khu vực này nhiều năm qua vẫn là chốn yên bình, chưa bao giờ xảy chuyện gì làm ảnh hưởng đến ANTT. Hỏi Công an phường Tân An và cả Công an TP Hội An, chúng tôi được biết thêm thực tế, nếu người Hội An vốn nổi tiếng bậc nhất về dân tình thuần hậu thì vùng dân cư giáp ranh ở quanh khu vực miếu Ông Cọp nổi bật một nét ứng xử rất văn hóa, hiếu nghĩa thuận hòa. Hiếm khi có chuyện thanh niên tụ tập, tệ nạn xã hội, hay phóng nhanh vượt ẩu xảy ra tại ngay “mốc địa giới” đặc biệt này.

Những ngày xuân, miếu Ông Cọp luôn ấm áp bởi hương trầm khói quyện. Một cây Nêu được dựng lên trước miếu. Ngày 18 tháng Giêng, miếu Ông Cọp Hội An càng được chăm chút kỹ hơn, khi diễn ra lễ tế Xuân. Miếu Ông Cọp Tết Nhâm Dần 2022 đã nhộn nhịp hơn bởi dập dìu du khách thập phương. Ai cũng nguyện cầu một năm mới đẩy lùi dịch bệnh, được an yên, phát triển, thuận hòa.

Hoài Thu

Khoảng 7h sáng ngày 16/5, trực ban Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Tuyên Quang nhận được tin báo của anh Trương Văn Ron, SN 1979, trú tại Tổ dân phố Hưng Thịnh, thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn về việc vợ chồng anh bị lạc trên núi Dùm (thuộc Xóm 9, xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang) từ 20h tối 15/5, hiện đã đói khát, kiệt sức, mất phương hướng, cần cứu trợ khẩn cấp.

Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã có mặt tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/5 để tham dự cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên sau hơn 3 năm nhằm hướng tới việc chấm dứt cuộc chiến.

Nam bệnh nhân 42 tuổi ở Hà Tĩnh mắc viêm màng não nguy kịch do nấm Cryptococcus  – căn bệnh nguy hiểm, hiếm gặp, thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch suy giảm. Được biết, bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với môi trường chăn nuôi nhiều chim bồ câu - nguồn lây nhiễm phổ biến của loại nấm này.

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Công an long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2025. Thượng tướng, T.S Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Khoa học, Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí trong thời kì mới, sáng 16/5 tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số”. Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo; Cục Báo chí phối hợp Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Ngày 16/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Man Tiến Long (SN 1989, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 3 năm tù tội “Sửa chữa và sử dụng giấy tờ của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt cả hai tội danh, bị cáo Long phải thi hành bản án 16 năm tù.

Trưa 16/5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M). Theo Viện Các khoa học Trái đất cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai ở vùng tâm chấn là cấp 2.

Sáng 16/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam cho biết vừa bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép 38 bánh heroin (14,3kg) từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang. Đây là vụ vận chuyển ma túy lớn nhất được phát hiện tại Quảng Nam trong nhiều năm trở lại đây.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.