Nghề làm đầu lân ở xứ Huế

09:44 04/09/2022

Sau đại dịch COVID-19, dịp Tết Trung thu năm nay, những người thợ làm đầu lân truyền thống ở vùng đất Cố đô Huế lại tất bật vào vụ để kịp thời sản xuất ra những loại đầu lân đủ sắc màu phục vụ nhu cầu thị trường.

Đến nay, nhiều hộ dân sinh sống ở hẻm 11 đường Trần Hưng Đạo, TP Huế (Thừa Thiên-Huế) vẫn lưu giữ nghề làm đầu lân truyền thống do cha ông để lại. Đặc biệt, cứ đến gần dịp Tết Trung thu, những ngôi nhà bên trong con hẻm này lại “vui như Tết” với tiếng cười nói rôm rả của những người thợ miệt mài bên những chiếc đầu lân đầy sắc màu rực rỡ.

Một cơ sở sản xuất đầu lân truyền thống ở Huế.

Ông Châu Trí Dũng trò chuyện cho biết, nghề làm đầu lân là nghề “cha truyền con nối” và gia đình ông có 3 đời theo nghề làm đầu lân. Tuy nhiên theo ông Dũng, không phải người thợ nào cũng có thể làm ra một chiếc đầu lân đẹp với sắc màu hài hòa. Để sản xuất ra đầu lân làm vừa lòng khách hàng, đòi hỏi người thợ phải có sự tinh tế, đôi tay khéo léo và tính thẩm mỹ cao. Các công đoạn, từ khâu tạo khuôn hình, dán giấy, vẽ hoa văn đều yêu cầu sự chịu khó, kiên nhẫn của người thợ. Bên cạnh đó là sự phối hợp màu sắc, trang trí từ đầu lân đến đuôi lân để làm nổi bật sự thần thái, dũng mãnh, uy vũ của lân Huế...

Ngoài gia đình ông Dũng, dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn (TP Huế) còn có nhiều cơ sở làm đầu lân khác nhau. Những ngày này, tại các cơ sở đều trưng bày nhiều mẫu đầu lân với đủ kích thước, hình dạng để tùy ý người dân, du khách lựa chọn. Ông Trần Sinh Anh, chủ cơ sở đầu lân trên đường Lê Duẩn cho hay, dịp Tết Trung thu năm nay, cơ sở làm đầu lân của gia đình ông sản xuất khoảng 1.000 đầu lân các loại với giá thành bán ra từ hàng chục nghìn đồng đối với loại đầu lân cỡ nhỏ dành cho trẻ em và từ 1 triệu đồng trở lên đối với loại đầu lân dành cho người lớn sử dụng.

Theo ông Anh, để có thể đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ thị trường vào dịp Tết Trung thu, hàng năm cứ đến tháng 5, tháng 6 âm lịch thì mọi người trong gia đình ông đã bắt tay chuẩn bị nguyên vật liệu như vót tre lồ ô, mây rừng, giấy, vải, màu các loại để phục vụ cho việc làm đầu lân. Sau khi tạo khuôn đầu lân, công đoạn vẽ trang trí từ mắt, râu đến đuôi lân được may bằng vải là quan trọng nhất. Bình quân mỗi người thợ mất 2 ngày để hoàn thành một sản phẩm đầu lân cỡ vừa nhưng đối với thợ giỏi thì có thể làm nhanh hơn, tùy theo khả năng mỗi người thợ có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày.

Bà Trương Thị Kim Chi, chủ cơ sở đầu lân ở hẻm số 11 đường Trần Hưng Đạo, TP Huế cho hay, dịp Tết Trung thu này, cơ sở của bà Chi tung ra thị trường khoảng 2.000 đầu lân có kích cỡ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dân và phục vụ thị trường tại các tỉnh, thành miền Trung.

“Sau thời gian dài bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, dịp Tết Trung thu năm nay tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, trong đó có ngày hội Lân Huế 2022 dự kiến thu hút hàng nghìn người dân, du khách. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để cửa hàng của gia đình tôi và các cơ sở làm đầu lân truyền thống ở TP Huế kích cầu việc bán sản phẩm đầu lân các loại để tăng thu nhập cho những người thợ gắn bó với nghề làm đầu lân truyền thống”, bà Chi chia sẻ.

Cứ đến dịp Tết Trung thu, từ những góc phố nhỏ đến các tuyến đường trung tâm của TP Huế đều có những đoàn lân biểu diễn trong tiếng trống rộn ràng để phục vụ người dân và du khách thưởng lãm. Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, ngoài ngày hội Lân Huế, dịp Tết Trung thu năm nay tỉnh còn tổ chức các sự kiện đặc sắc như không gian trưng bày và sắp đặt các chủng loại đèn lồng đặc trưng của Huế, đèn lồng cổ truyền tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao TP Huế; giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa Tết Trung thu của người Việt như mâm cỗ Trung thu, đầu lân, con giống bột, tò he.

Ngoài ra còn có chương trình quảng bá, biểu diễn lân - sư - rồng và rước đèn Trung thu tại công viên Thương Bạc, cầu Trường Tiền, khu vực trước khách sạn Sài Gòn Morin Huế, đường Lê Lợi, cầu Phú Xuân để phục vụ du khách, người dân. Các hoạt động này diễn ra vào dịp Tết Trung thu sẽ góp phần quảng bá, kích cầu du lịch, thu hút du khách đến Huế và đây sẽ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở làm đầu lân giới thiệu những sản phẩm truyền thống đặc sắc đến với du khách trong và ngoài nước.

Anh Khoa

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文