Nghệ thuật biểu diễn: Vừa tất bật chuẩn bị, vừa thấp thỏm vì dịch

10:19 09/01/2022

Chuẩn bị cho mùa biểu diễn dịp Tết và dài hơn là kế hoạch biểu diễn trong năm 2022, hàng loạt chương trình, vở diễn và nhiều dự án đặc biệt được các đơn vị nghệ thuật nỗ lực triển khai hoặc ra mắt ngay khi Tết Nguyên đán đã cận kề. Tuy nhiên, cả đơn vị tổ chức và nhiều nghệ sĩ đều bày tỏ lo lắng, hoạt động biểu diễn có thể sẽ còn bị tiếp tục ngưng trệ trong thời gian sắp tới do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Vừa làm vừa lo

Thượng tá, NSND Nguyễn Thị Thuý Hiền, Giám đốc Nhà hát CAND cho biết, Nhà hát đang ấp ủ khá nhiều kế hoạch lớn cho năm 2022. Đây là một năm khá đặc biệt vì kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà hát CAND – tiền thân là Đoàn Kịch nói CAND và Đoàn Ca múa nhạc CAND. Vì vậy, lãnh đạo đơn vị và tập thể nghệ sĩ đều quyết tâm xây dựng được những chương trình, vở diễn đặc biệt nhất cho dịp này. Năm 2022, đơn vị dự định tập trung dàn dựng chương trình dự thi Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 2, dự kiến vào tháng 6.

Cảnh trong vở “Nguyễn cầm ca – Kiều” của đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai.

Theo kế hoạch dự kiến, lực lượng CAND còn có cả Tuần Kịch nói kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Nhân dân. Nhiều hợp đồng lưu diễn các chương trình, vở diễn chất lượng cao của Nhà hát phải tạm dừng do đại dịch COVID-19 năm 2021, Nhà hát vẫn “nợ” các đơn vị, địa phương. Nếu tình hình ổn định, đơn vị sẽ trả nợ hợp đồng vào đầu năm 2022. Thời điểm hiện tại, các nghệ sĩ và nhà hát vừa biểu diễn phục vụ, vừa tích cực chuẩn bị với tâm thế các chương trình, kịch mục mới có thể triển khai bất cứ lúc nào, khi điều kiện cho phép.

Tuy nhiên, NSND Nguyễn Thị Thuý Hiền cũng cho rằng, dịch bệnh do đại dịch COVID-19 vẫn đang là mối lo ngại lớn của đơn vị hiện nay. Bởi lẽ, do tính chất đặc thù, Nhà hát CAND rất khó chuyển đổi sang các hình thức ghi hình, phát trực tuyến như nhiều đơn vị nghệ thuật bên ngoài lực lượng. Các vở diễn, chương trình được chọn đi lưu diễn do các đơn vị, địa phương chủ động chọn lựa và được tập trung đầu tư cao cả về quy mô và chất nghệ thuật. Sân khấu của các đơn vị trong lực lượng CAND rất khó đảm bảo cho đơn vị tổ chức biểu diễn các chương trình, vở diễn như thế. Vì vậy, lâu nay, đến địa phương nào là Nhà hát thường thuê rạp ở ngoài để biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sĩ và nhân dân.

Nếu dịch bệnh còn phức tạp thì rất khó khăn để Nhà hát trả nợ được các hợp đồng cũ và có thêm hợp đồng mới trong năm. Chưa kể, các chương trình, vở diễn lớn mà Nhà hát lên kế hoạch vẫn chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, Nhà hát vừa chờ đợi, vừa chuẩn bị nhiều phương án khác nhau cho các chương trình, kế hoạch trong năm mới để có thể linh hoạt đáp ứng thực tế, tuỳ theo diễn biến tình hình dịch bệnh.

Mặc dù bày tỏ lo lắng do dịch bệnh COVID-19 nhưng Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam, ông Phạm Ngọc Tuấn cũng cho hay, hiện tại, các nghệ sĩ của Nhà hát vẫn đang tích cực tập luyện, ghi hình, chuẩn bị phục vụ biểu diễn nhân dân vui xuân. Theo thông lệ, các suất diễn nghệ thuật tuồng truyền thống sẽ được biểu diễn phục vụ nhân dân và khách du lịch vào tối thứ 6 và Chủ nhật hàng tuần tại khu vực phố cổ Hà Nội. Vì vậy, đơn vị phải chuẩn bị sẵn sàng, nếu được phép biểu diễn là phục vụ được ngay.

Ngoài ra, nhà hát còn lên kế hoạch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn biểu diễn phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa và các điểm du lịch trong dịp xuân mới; phối hợp với  Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam, tham gia gala Chào xuân Nhâm Dần 2022 giới thiệu tới khán giả cả nước màn trống hội và trích đoạn “Ông già cõng vợ đi xem hội”. Song song với đó, nhà hát vẫn chuẩn bị đề án phục dựng và dàn dựng các tác phẩm chất lượng cao.

Linh hoạt để sẵn sàng phục vụ công chúng

Mặc dù dịch bệnh do COVID-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt nhưng nhiều đơn vị nghệ thuật đã đầu tư được nhiều chương trình, vở diễn lớn để phục vụ khán giả trong năm mới. Ngay sau vở rối “Câu chuyện những chiếc rìu” và hai trò diễn “Lung linh khổng tước”, “Mười hai con giáp”, Nhà hát Múa rối Việt Nam vừa có buổi biểu diễn đầu tiên chương trình Múa rối đón Xuân 2022. Kết hợp múa rối cạn và múa rối nước, chương trình gồm 3 trò diễn: "Nón Việt", "Đánh đu", "Cô rô na xa ta ra". Thông qua các trò diễn, người xem cảm nhận không khí lễ hội tưng bừng ngày xuân của dân tộc, vừa thấy được cuộc sống muôn màu trong điều kiện bình thường mới, vừa lao động sản xuất, vừa chống dịch của nhân dân cả nước.

Trong khi đó, Nhà hát Cải lương Việt Nam cũng đã hoàn chỉnh hai tác phẩm đầu tư công phu là “Nguyễn cầm ca - Kiều”, “Nước non vạn dặm” và chuẩn bị ra mắt “Thượng thiên thánh Mẫu” – vở diễn thứ 1 trong dự án Huyền sử Việt.

Với nghệ thuật xiếc, NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết, bên cạnh việc bền bỉ duy trì tập luyện, đơn vị còn dàn dựng các chương trình có thời lượng ngắn gọn, linh hoạt, biểu diễn linh động tại nhiều địa điểm nhằm tạo cơ hội cho nghệ sĩ được biểu diễn trong các không gian nghệ thuật đa dạng, nhất là dịp Tết đến Xuân về. Đón chào năm mới,  Liên đoàn Xiếc Việt Nam chuẩn bị kịch bản “Ngũ hổ đón xuân”, dự kiến ra mắt từ ngày 2/2 (tức mồng 2 tháng Giêng năm Nhâm Dần). Đơn vị còn phối hợp cùng với Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng vở “Thượng thiên thánh Mẫu” -  một trong những công trình trọng điểm tập trung nhiều tâm sức, vật lực của Liên đoàn thời điểm này.

NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam cũng cho hay, Nhà hát vừa hoàn thiện vở “Hồng Hà nữ sĩ” –  vở diễn đặc biệt về bà Đoàn Thị Điểm, được đầu tư dàn dựng công phu  từ kịch bản của tác giả Trần Đình Ngôn – cây đại thụ của làng Chèo. Vở “Cánh diều lạc gió” vừa khởi dựng, đang trong quá trình tập luyện. Dù dịch bệnh còn phức tạp nhưng lãnh đạo nhà hát và các nghệ sĩ xác định, không thể nghỉ luyện tập và biểu diễn, vì như thế rất dễ “lụi nghề”.

Tất cả luôn trong tâm thế sẵn sàng, kể cả dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp hơn, không thể biểu diễn trực tiếp phục vụ khán giả, nghệ sĩ Nhà hát Chèo sẽ vẫn có những chương trình, vở diễn để khán giả thưởng thức trực tuyến, dù rằng, biểu diễn trực tuyến cũng đồng nghĩa với không có thu nhập từ bán vé.

Hoa Nguyễn

Chiều 7/1, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu, lãnh đạo TP Hải Phòng tổ chức gặp mặt, biểu dương và khen thưởng Thủ môn đội tuyển bóng đá Việt Nam Nguyễn Đình Triệu, với số tiền thưởng lên tới 550 triệu đồng cùng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023-2024 và đã được ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ thấp (12.5% ở trẻ em) so với các tác nhân khác như rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%). Thông tin này được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đưa ra ngày 7/1 trong tình cảnh virus HMPV đang bùng phát tại Trung Quốc, gây ra đợt bệnh hô hấp diện rộng khiến người dân lo lắng…

Ngày 7/1, Hội đồng Anh và IDP Việt Nam, hai đơn vị được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS tại Việt Nam đã cùng thông báo việc các kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển sang thi trên máy tính từ sau ngày 29/3.

Sáng 7/1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Ngày 7/1, Thanh tra tỉnh Kiên Giang công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm của thủ trưởng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao gắn với việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng thu - chi tài chính, tài sản công và các dự án đầu tư tại Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang và các đơn vị trực thuộc.

Đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch sau chiến thắng thuyết phục trước Thái Lan. Sau giải đấu này, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cũng như cá nhân huấn luyện viên Kim Sang-sik sẽ có thêm nhiều sự gợi ý, định hướng về định hướng chiến lược cho năm 2025 và xa hơn nữa.

Ngày 7/1, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 đối tượng về tội “Mua bán người”; đồng thời, tiếp tục điều tra các hành vi “Cho vay lãi nặng”; “Xuất nhập cảnh trái phép”; “Bắt giữ người trái pháp luật”…, mở rộng điều tra vụ án.

Sau khi dụ dỗ bị hại chuyển tiền vào tài khoản ảo, các đối tượng lừa đảo nhanh chóng sử dụng tài khoản ngân hàng do các công ty đứng tên chuyển số tiền trên sang nhóm rửa tiền. Từ đây, nguồn tiền thật được chuyển thành tiền ảo, rồi lại chuyển lòng vòng qua nhiều bước để “cắt đuôi”, sau đó chuyển về ví điện tử để rút tiền thật...

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã có buổi khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文