Người "chép sử" bằng hình ảnh giữa tâm dịch COVID-19

13:00 15/01/2023

Tháng 5-6/2021 – thời điểm tỉnh Bắc Giang đang trong cao điểm dịch COVID -19, những bức ảnh về cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an mướt mải mồ hôi lặn lội ở những thân ruộng sâu gặt lúa giúp dân; ôm cột chống để giữ lều tạm không bị đổ giữa trời mưa giông, hay vượt qua làn mưa quất vào mặt để làm nhiệm vụ… đã đem lại cho người xem cảm xúc đặc biệt, xúc động về lực lượng Công an đã không quản hiểm nguy, gian khổ để chống dịch.

Người ghi lại những bức ảnh đó là nghệ sĩ Giang Sơn Đông, hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Ủy viên Ban Sáng tác và Triển lãm, Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh  –  người đã vượt 1.700km từ TP Hồ Chí Minh về Bắc Giang tác nghiệp.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Giang Sơn Đông thời điểm tác nghiệp trong tâm dịch tại Bắc Giang.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Giang Sơn Đông vốn sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang, hiện đang lập nghiệp, sinh sống tại TP Hồ Chí Minh. Thời điểm tháng 5/2021, tình hình dịch ở Bắc Giang đang hết sức phức tạp. Đọc thông tin Tỉnh đoàn Bắc Giang cần tình nguyện viên, trong đó có phần việc thuộc lĩnh vực truyền thông, không chút chần chừ, anh Đông viết đơn xin tình nguyện. Ngày 25/5/2021, sau khi vượt gần 2 nghìn cây số, anh có mặt tại Bắc Giang.

Theo anh, lúc ấy vì quá gấp gáp bởi chỉ muộn chút nữa sẽ khó về khi Bắc Giang áp dụng Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch. “Từng là người lính, sinh ra, lớn lên ở Bắc Giang, hay tin quê nhà là tâm dịch, nhiều lực lượng trong cả nước chi viện cho Bắc Giang, tôi cũng rất nóng lòng, bởi nơi đó có bao người thân, bạn bè và tình cảm gia đình, quê hương” – nghệ sĩ Giang Sơn Đông cho biết.

Đến Bắc Giang,  hoàn thành các thủ tục cần thiết, hôm sau nghệ sĩ Giang Sơn Đông bắt tay ngay vào việc sáng tác để ghi lại không khí “chống dịch như chống giặc” của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh Bắc Giang. “Tôi lựa chọn  ở một mình độc lập tác chiến, tránh nguy cơ lây nhiễm cho mình và người khác, tiện đi lại, làm việc. Theo đó, trước khi về Bắc Giang, tôi nhờ người thân cho mượn một ngôi nhà ở cầu Mỹ Độ, cho mượn một chiếc xe máy để đi lại. Vì không có thời gian, cũng không nấu nướng được nên tôi thường ăn mỳ gói hoặc cháo đóng hộp, ăn tỏi sống, xịt nước muối để phòng dịch” – nghệ sĩ Giang Sơn Đông cho biết. Theo đó, mọi sinh hoạt, đi lại, anh đều tự bỏ tiền, không nhận bất cứ sự hỗ trợ gì. Hằng ngày, anh nắm bắt thông tin để biết các hoạt động chống dịch diễn ra trên địa bàn rồi tự đi xe máy đến các nơi để tác nghiệp.

Anh kể, cuối tháng 5, đầu tháng 6, tình hình dịch bệnh rất căng, nhiều gia đình, nhiều nơi bị cách ly y tế trong khi mùa màng đến kỳ thu hoạch nên ngoài việc trực chốt, chống dịch, lực lượng Công an đã tập trung giúp bà con thu hoạch hoa quả, nông sản, kêu gọi người dân và các thương lái mua giúp. Sau đó, lúa chín rộ, nhiều bà con cũng không đi thu hoạch được, đặc biệt là ở các ruộng sâu, máy không vào được, bắt buộc phải gặt tay nên đoàn viên, thanh niên Công an huyện Yên Dũng đã ra quân thu hoạch giúp dân.

“Biết tin, tôi đã đến để ghi lại hình ảnh CBCS Công an gặt lúa giúp dân. Thời điểm đó, trời rất nắng, nhưng các cán bộ Công an, nhất là cán bộ nữ đã không ngại vất vả, cháy nắng cặm cụi ngoài đồng cả ngày để làm việc. Điều đó như một sợi dây vô hình khiến người dân và cán bộ Công an xích lại gần nhau hơn. Tôi không giúp được gì, chỉ ghi lại những hình ảnh chân thực, xúc động về lực lượng Công an” – nghệ sĩ Giang Sơn Đông cho biết.

Hình ảnh CBCS Công an giúp dân và làm nhiệm vụ trong tâm dịch do nghệ sĩ Giang Sơn Đông ghi lại.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất với anh là đêm tháng 5/2021, khi cơ quan chức năng chuyển toàn bộ công nhân, người dân ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu (Việt Yên) về Bệnh viện dã chiến số 2 (Nhà thi đấu Thể thao tỉnh). Những chiếc xe cứu thương xếp hàng dài kéo còi liên tục chở người đi cách ly, trong đó có cả người già, phụ nữ, trẻ em. Lực lượng y tế và bệnh nhân phải thức trắng đêm, tình thế vô cùng khẩn cấp, tâm trạng ai cũng lo lắng. 

Ở ngay TP Bắc Giang – cách nhà chưa đầy 1km – nơi có đứa con gái nhỏ mới hơn 4 tuổi, vợ và bố mẹ nhưng suốt gần 2 tháng, nghệ sĩ Giang Sơn Đông không dám về thăm nhà. Lúc nào rảnh, nhớ con quá, anh vẫn gọi video call để nói chuyện với con nhưng không dám nói đang ở Bắc Giang vì sợ cả nhà lo. Ngược lại, anh động viên bố mẹ, vợ con yên tâm chấp hành nghiêm quy định về chống dịch. “Thời điểm đó, tin tức về dịch ở Vũ Hán, về tình trạng nhiều người chết ở Ấn Độ khiến mọi người rất lo lắng, sợ lây nhiễm bệnh. Dù chưa tiêm vaccine nhưng tôi nghĩ, đây là cơ hội góp chút sức nhỏ bé cho công tác chống dịch nên đã thu xếp thời gian, công việc để về Bắc Giang” – anh Giang Sơn Đông cho biết. 

Đặc biệt, trong quá trình tác nghiệp, anh nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt huyết, chân tình của CBCS Công an đã tạo điều kiện tối đa để anh có thể chụp được những tấm hình đẹp nhất, chân thực nhất. Anh được Công an tỉnh Bắc Giang mời làm cố vấn cuộc thi ảnh với chủ đề “Cuộc chiến chống COVID-19 - Những khoảnh khắc không quên!”, lựa chọn những hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an trong những ngày chống dịch gian nguy, vất vả.

Sau khi Bắc Giang khống chế dịch thành công, cuộc sống dần trở về trạng thái bình thường mới, lúc này khu vực phía Nam lại bùng phát dịch, Bắc Giang đã phát động chi viện cho các tỉnh phía Nam, nghệ sĩ Giang Sơn Đông lại tình nguyện lên đường vào hỗ trợ Đồng Tháp hơn một tháng, bộ ảnh chụp lại những khoảnh khắc chống dịch ở nơi đây cũng được anh gửi tặng tỉnh Đồng Tháp.

Gặp anh sau lễ trao giải cuộc thi “Cuộc chiến chống COVID-19 - Những khoảnh khắc không quên!” do Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức, tôi khá ấn tượng với nghệ sĩ Giang Sơn Đông bởi cách nói chuyện gần gũi, nhỏ nhẹ, dễ mến. Anh khiến người đối diện liên tưởng tới một thầy giáo hơn là một nghệ sĩ. Anh cho biết, mình từng có 4 năm phục vụ trong quân ngũ nên rất yêu mến lực lượng vũ trang, thấu hiểu sự vất vả, thậm chí có lúc nguy hiểm của các cán bộ trong lực lượng này. Cũng chính vì điều đó, nên trong quá trình tác nghiệp, anh luôn dành cho các chiến sĩ Công an – Quân đội một tình cảm đặc biệt.

Thượng tá Đoàn Thế Phong, nguyên Phó trưởng Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị (nay là Phó Trưởng Công an huyện Lục Nam)  - người gần gũi với nghệ sĩ Giang Sơn Đông trong suốt quá trình anh ở Bắc Giang cho biết, nghệ sĩ Giang Sơn Đông như một chiến binh nghĩa hiệp, người "chép sử bằng ảnh" xông pha nơi trận mạc, người lính tình nguyện khí khái!

Trong suốt gần 2 tháng tác nghiệp giữa tâm dịch, nghệ sĩ Giang Sơn Đông đã chứng kiến, ghi lại nhiều hình ảnh ấn tượng về lực lượng Công an. “Các cán bộ Công an có những việc làm, hình ảnh khiến người dân cực kỳ yêu mến, như việc các cán bộ tuyên truyền đội mưa làm nhiệm vụ; cán bộ CSGT mồ hôi ròng ròng hướng dẫn phương tiện đi cách ly. Nhớ nhất là những buổi trưa ở chốt chống dịch. Thời điểm đó vào tháng 6, trời nóng đến nỗi nhựa đường chảy ra, nhưng ở các chốt chống dịch, CBCS Công an và các lực lượng vẫn ngày đêm bám trụ, mặc đồ bảo hộ, mồ hôi vã ra như tắm nhưng không ai rời vị trí, ăn ngủ nhiều ngày tại chốt, vất vả thiếu thốn trăm bề” – nghệ sĩ Giang Sơn Đông chia sẻ.

Phương Thủy

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文