Người nặng lòng với Tết Việt

09:15 28/01/2024

Tính từ năm 2017 đến nay, đã 7 năm Nhóm Đình làng Việt tổ chức chương trình Tết Việt. Dư âm của chương trình có lẽ là điều không cần phải bàn đến, vì để duy trì được thời gian gần 10 năm tổ chức như vậy, đã có sự đồng lòng của những thành viên nhóm Đình làng Việt cũng như sự hưởng ứng của nhiều người tham gia chương trình.

Năm nay, tết Giáp Thìn 2024 sắp đến, anh Bình vẫn đầy cảm xúc và chuẩn bị cho chương trình Tết Việt Tết phố Giáp Thìn 2024.

Tôi gặp anh ở một không gian mới, nơi sinh hoạt chung của nhóm Đình làng Việt ở tầng 1 của khu Tập thể Trung Tự, nơi nhóm có một căn phòng được người quen cho mượn để làm nơi sinh hoạt chung.

Thành viên Đình làng Việt gói bánh chưng trong chương trình Tết Việt.

Khác với hình ảnh anh Bình trên nhóm Đình làng Việt vẫn hay vận áo dài, khăn đóng, anh Bình tôi gặp ngoài đời đang làm việc trên chiếc máy tính cỡ mỏng, xung quanh là những chồng sách. Căn phòng được bày biện đậm chất cổ xưa với chiếc phản trải chiếu kê ở góc nhà, những mẫu áo ngũ thân của nam giới, những bức tranh dân gian màu sắc rực rỡ,… Đang ở ngoài kia phố xá sôi động, bước vào không gian này như bước vào một thế giới khác. Tất cả đồ vật đậm chất truyền thống và tĩnh lặng.

Vì yêu thích truyền thống nên Tết Âm lịch với anh là cái gì đó rất thiêng liêng, là đậm chất văn hóa và truyền thống. Và với tình yêu Tết Việt như vậy nên đã nhiều năm anh Bình là người thực hiện các chương trình Tết Việt với vai trò là trưởng nhóm, anh lo mọi khâu trong việc tổ chức. Tuy nhiên, với năm đầu tiên chương trình Tết Việt được tổ chức ở làng So, một ngôi đình cổ ở xứ Đoài, và cũng có năm chương trình được tổ chức ở làng Lệ Mật, thì mấy năm sau này, chương trình thường được tổ chức ở Đình Kim Ngân, phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội với tên là “Tết Việt Tết phố” và có được sự trợ giúp của chính quyền địa phương.

Chia sẻ về chương trình Tết Việt Tết phố năm nay, anh Bình cho biết, tất cả các công việc chuẩn bị đang dần hoàn tất. Năm nay Ban Quản lý phố cổ mời được đội hát Then của đồng bào Tày Nùng tham gia với vai trò về âm nhạc hoặc chia sẻ về cái tết của đồng bào Tày Nùng; hoặc chia sẻ về tết của các vùng miền, vì thành viên của nhóm Đình làng Việt có ở rất nhiều nơi để nói về phong tục tập quán của các vùng miền. Cho độc giả biết về đặc trưng Tết Bắc, Tết Nam… Tục rước lễ tế thành hoàng làng với các thành viên mặc trang phục áo dài ngũ thân… tạ ơn Thành hoàng và cầu mong năm mới vạn sự tốt đẹp.

Và năm nay cũng dựng cây nêu ở trong đình, tạo ra không khí chung gắn kết cộng đồng, tạo ra cảm xúc, là thời điểm báo hiệu cái tết. Cây nêu làm nâng cao tinh thần truyền thống, được các thành viên chuẩn bị. Năm nay là con cá để treo cây nêu. Theo anh, những công việc này rất có công dụng giáo dục với thế hệ trẻ, cho giới trẻ trải nghiệm và thực hiện nghi lễ, và qua đó cũng hiểu hơn về truyền thống tết xưa.

Đặc biệt năm nào cũng có gói bánh chưng. Anh chia sẻ có năm nhóm gói bánh chưng và luộc qua đêm. Các thành viên tham gia thức cả đêm và trông bánh, luộc bánh. Và năm đó cũng có lễ dựng cây nêu. Trong câu chuyện, họa sĩ Nguyễn Đức Bình xúc động: “Nhớ năm đó dựng cây nêu (năm 2016) ở đình làng So, khi tất cả những cánh tay xúm vào với cánh tay màu xanh đen truyền thống, đó là sức mạnh của tập thể, của cả cộng đồng và tình đoàn kết”.

Ý tưởng ban đầu của hoạt động tết Việt thường niên là các thành viên nhóm muốn tổ chức hoạt động gặp nhau để các thành viên ở tất nhiều nơi trở về sum họp. Đến nay đây đã là một việc thường niên vào mỗi năm sắp tết. Nhóm có hàng chục nghìn thành viên tham gia với rất nhiều thành phần từ họa sĩ, kỹ sư, nhà nghiên cứu văn hóa đến những sinh viên, người trẻ tuổi đam mê văn hóa và văn hóa truyền thống.

Với vài trò quy tụ của mình, họa sĩ Nguyễn Đức Bình hằng năm thường xuyên tổ chức những chuyến đi điền dã cho đoàn về các vùng quê và khảo sát những ngôi đình làng truyền thống; khảo sát và phát hiện những giá trị cổ còn lưu giữ của mỗi ngôi đình cũng như đề xuất việc bảo tồn và phục dựng những ngôi đình xuống cấp. Với mỗi chuyến điền dã, số lượng thành viên tham gia cũng rất đông, nhưng đoàn đã tổ chức được nhiều chuyến đi xa, với điểm xuất phát là Hà Nội nhưng có khi đến tận Huế, hay về Thái Bình… Với mỗi chuyến đi, các thành viên lại học hỏi được thêm nhiều tri thức thực tế mới. Với các bạn trẻ, đây là điều rất tốt để trau dồi thêm tri thức cho bản thân.

Anh Bình chia sẻ, từ ngày thành lập nhóm đến nay, nhờ có các thành viên ở nhiều lĩnh vực chuyên môn nên mọi người bổ trợ cho nhau.

Yêu mến đình làng và văn hóa truyền thống đình làng, với vai trò là người đứng đầu, “Bác trưởng thôn” (cách gọi thân mật của các thành viên nhóm đặt cho anh) cũng dành nhiều tâm huyết với những bộ áo dài nam truyền thống; và với sự hiểu biết của mình, anh cũng chia sẻ nhiều về áo dài nam truyền thống để thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn chưa rõ ràng. Nhóm cũng nhiều lần tổ chức các hoạt động như tọa đàm, trình diễn, gặp gỡ trao đổi với mọi người quan tâm về áo dài đi chơi, đi dự các sự kiện về văn hóa. Và dần dần thu hút được các thành viên đồng hành may và mặc. Việc may áo dài cũng phải tìm người may đúng truyền thống.

Các chương trình của nhóm diễn ra đa số các thành viên mặc áo dài khăn đóng. Anh Bình cho biết áo dài nam của đàn ông Việt không thể giống áo trường sam của đàn ông Trung Quốc. Tà áo của người Việt ngắn hơn, tạo hình áo Việt có những đường nét rất cầu kỳ, dáng áo hình chữ A rất oai vệ, nam tính. Áo dài Việt rộng và kín đáo, che khuất những nhược điểm, khuy cài áo thì sáng màu trong khi của Trung Quốc là khuy bện vải; cổ áo cao, vuông. Trang phục đàn ông Việt rất tinh tế như phải mặc áo trắng bên trong; nếu vải áo dài ngoài màu sắc sặc sỡ thì phải mặc lớp sa hoặc lớp the phủ ra bên ngoài.

Năm nay chương trình Tết Việt Tết phố được tổ chức vào hai ngày là ngày 28/1 tức ngày 18 tháng Chạp với các hoạt động như rước lễ từ Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây về đình Kim Ngân và sau đó là lễ dựng cây nêu, biểu diễn hát Then…

 Và ngày thứ hai là ngày 24 tháng Chạp, với các hoạt động như gói và luộc bánh chưng, mặc trang phục truyền thống đi chơi phố cổ và chợ hoa Hàng Lược của nhóm Đình làng Việt; và buổi tối tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, số 50 Đào Duy Từ có chương trình “Đêm xuân sum họp” với các hoạt động như Tọa đàm về phong tục đón tết của Hà Nội, của các đồng bào miền Bắc, Trung và Nam xưa và nay. Giao lưu âm nhạc thơ và mùa xuân đất nước với sự tham gia của các nhà nghiên cứu ở Hà Nội, Huế và miền Tây Nam Bộ.

Không khí xuân đang đến rất gần, đường làng ngõ phố nhiều người đã đi sắm tết. Chúng ta sẽ thấy tết càng không khí hơn khi tham dự các chương trình của Tết Việt Tết phố của nhóm Đình làng Việt, và để hiểu hơn về phong tục tập quán và truyền thống tết xưa.

Khánh Linh

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文