Những trăn trở trong bảo tồn và tôn tạo cầu Long Biên

08:13 26/10/2023

Cầu Long Biên không chỉ đơn giản nối liền hai bờ sông Hồng mà còn là cây cầu nối quá khứ với hiện tại và tương lai, là chứng nhân lịch sử của Hà Nội qua bao thăng trầm trong hơn 120 năm qua. Vì thế, bảo tồn và tôn tạo cầu Long Biên phải đứng trên góc độ coi cây cầu như là một di sản đô thị của Hà Nội.

Sáng 25/10, các chuyên gia đã đóng góp ý kiến giá trị tại Hội thảo khoa học “Đổi mới, sáng tạo trong công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị cầu Long Biên” do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Công ty Tư vấn đầu tư và Phát triển cầu Long Biên và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức.

Cầu Long Biên đã qua 3 lần cải tạo lớn và nhiều lần trùng tu nhưng hiện nay đang xuống cấp trầm trọng.

Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, sau hơn 120 năm đưa vào khai thác sử dụng, cầu Long Biên đã trải qua 3 lần cải tạo lớn và nhiều lần trùng tu. Tuy nhiên, do bị tàn phá bởi chiến tranh và có tuổi thọ quá lớn nên cây cầu giờ đây đã xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn giao thông. Hơn nữa hiện chiều cao tĩnh không của cây cầu đã lạc hậu, khó đáp ứng yêu cầu giao thông đường thủy. Cảnh quan hai bên bờ sông nơi có cây cầu bắc qua dù đã có quy hoạch nhưng hiện vẫn là vùng đất hoang chưa được tôn tạo, làm đẹp cho cửa ngõ vào phố cổ Hà Nội.

“Mặc dù đã có không ít cuộc hội thảo, tọa đàm của giới chuyên môn, nhà quản lý và chuyên gia văn hóa, lịch sử bàn về nội dung bảo tồn, khai thác và cầu Long Biên được nhắc đến nhiều trong các dự án trùng tu, khôi phục nhưng đến nay cây cầu vẫn đang trong tình trạng xuống cấp. Do vậy, đã đến lúc cần có một phương án tổng thể về việc bảo tồn và tôn tạo cầu Long Biên trên cơ sở khoa học, chọn lọc những giá trị tiêu biểu trong suốt lịch sử biến động của cây cầu để bảo tồn, phục dựng cho hậu thế mai sau”, ông Chính nói.

Cũng theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, quá trình nghiên cứu, bảo tồn và tôn tạo nên gắn kết cùng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được phê duyệt, qua đó tạo không gian văn hóa, du lịch, cảnh quan, thúc đẩy việc quy hoạch và chuyển đổi bãi giữa sông Hồng thành công viên trung tâm của TP cũng như đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trong đó có cây cầu Long Biên.

Tại hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trăn trở, cây cầu Long Biên không chỉ đơn giản nối liền hai bờ sông Hồng mà là cầu nối nước Pháp với Việt Nam, nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Cây cầu là một chứng nhân lịch sử qua bao thăng trầm trong hơn 120 năm qua.

“Thực trạng cây cầu hiện nay vô cùng ảm đạm, trên mình còn mang bao nhiêu vết thương chiến tranh mặc dù đã được các cơ quan chức năng Việt Nam chạy chữa chắp vá hằng năm. Có lẽ trong chúng ta không ai có thể đứng nhìn một cây cầu Long Biên huyền thoại trong tình trạng như vậy kéo dài từ năm này qua năm khác, khi chiến tranh đã kết thúc gần nửa thế kỷ rồi. Quá khứ không thể thay đổi nhưng chúng ta có thể làm chủ tương lai”, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bày tỏ tâm tư.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đề xuất, phục hồi lại đúng nguyên bản thiết kế của cây cầu với 20 trụ cầu lớn và 19 nhịp cầu hình dáng như rồng lượn cho tương thích với danh xưng Thăng Long của Thủ đô ngàn năm văn hiến: “Biến cầu Long Biên thành cầu đi bộ, thành một trung tâm văn hóa đêm của Hà Nội, kết hợp với khai thác bãi giữa sông Hồng, chắc chắn sẽ là điểm độc đáo của du lịch Hà Nội, Việt Nam và thế giới. Đây là một mỏ vàng của du lịch Hà Nội mà chúng ta chưa khai thác”.

Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, TS.KTS Phan Đăng Sơn cho rằng, để bảo tồn và tôn tạo cầu Long Biên, bước đầu tiên cần tiến hành quy hoạch tổng thể vùng ven hai bờ sông Hồng một cách kỹ càng, trong đó xác định cầu Long Biên là một thông số nền tảng để tham chiếu quan trọng và tất yếu. Việc lập quy hoạch này phải tạo được cho cầu một vị trí xứng đáng trong bất kỳ phương án nào. Về tổ chức cảnh quan và kiến trúc không gian đô thị khu vực cần tôn trọng tối đa quy hoạch chi tiết đã hình thành tại khu vực cầu từ thời Pháp thuộc.

Cùng với việc nghiên cứu tổ hợp cầu vào điểm nhấn cảnh quan, kết hợp tạo không gian khu vực tương hỗ hài hòa. Cũng theo TS.KTS Phan Đăng Sơn, không nên xây dựng tuyến giao thông thay thế bằng cầu mới quá gần cầu hiện tại. Tuyến giao thông thay thế mới này cần tổ chức dạng kiến trúc thật đơn giản, càng giảm thiểu hiện diện hình càng tốt. Không tổ chức quy hoạch xây dựng công trình cao tầng quá gần cầu (trong phạm vi 500m). Về phương cách ứng xử về phục chế, ông cho rằng, cần lựa chọn cách phục chế cơ bản giữ được nguyên trạng như thời kỳ cầu được xây dựng và khai thác hết chức năng của thời Pháp thuộc (trước năm 1950). Cách làm phục chế phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trùng tu, đặc biệt là hạn chế tối đa can thiệp vào di tích, mọi sự can thiệp khi cần thiết cũng không làm giảm, thay đổi những đặc điểm cơ bản và những giá trị vốn có của di tích.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đề nghị, muốn giữ cầu Long Biên trước hết TP Hà Nội cần lên tiếng đề xuất cầu Long Biên là một di sản. Đồng thời, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm làm tuyến đường sắt mới thay thế tuyến đường sắt đang chạy trên cầu. Từ đó mới có cơ sở để tiến hành các phương án bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên. Công tác bảo tồn cây cầu là công việc khó và phức tạp, do đó cần xác định bước đi, quy trình thực hiện hợp lý, rõ ràng giữa nhà chuyên môn, nhà đầu tư và chính quyền.

Chi Linh

Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị "Công bố kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính, kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong CAND năm 2024 và sơ kết 1 năm thực hiện phong trào thi đua cải cách hành chính trong lực lượng CAND 2024; sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 29/3/2022 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ANTT đến năm 2026, định hướng đến năm 2030", chiều 19/12.

Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 19/12, các đại biểu chất vấn lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của TP Hà Nội liên quan đến những vi phạm kéo dài trong công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 26/12, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

Chiều 19/12, tại trụ sở Đội chữa cháy và CNCH khu vực số 2, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP Hà Nội, chúng tôi gặp Trung tá Nguyễn Minh Đức, Phó đội trưởng Đội chữa cháy và CNCH khu vực số 2, người trực tiếp cùng tổ công tác tiếp cận các nạn nhân, đưa người bị thương xuống đất an toàn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc sắp xếp, tinh gọn Tổng cục Thuế đang được trình theo mô hình 3 cấp: Thuế Nhà nước, Thuế khu vực và dưới nữa là cấp quận, huyện.

Phản ứng tiêu cực với thông tin giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới lao dốc kéo giá vàng trong nước cũng “đổ đèo”.

Chiều 19/12, đoàn công tác Báo CAND do Đại tá Trần Duy Hiển, Phó Tổng Biên tập dẫn đầu, đã đến thăm và chúc mừng Báo QĐND nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)…

Ngày 19/12, đoàn công tác Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến tặng hoa, chúc mừng lễ Giáng sinh an lành, hạnh phúc, năm mới an khang, thịnh vượng các chức sắc, tín đồ Công giáo và Tin lành, nhân dịp Lễ Giáng sinh và đón chào năm mới 2025.

Hồi 18h30 ngày 17/12, tại khu vực biên giới thuộc bản Puông, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Công an huyện Sông Mã chủ trì, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh và Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương phối hợp đã phá thành công chuyên án, bắt giữ 1 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy với số lượng đặc biệt lớn.

Với 19/20 khu vực, khoản thu, sắc thuế hoàn thành vượt mức dự toán, 16/20 khu vực, khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng so cùng kỳ; ước thực hiện cả năm 2024, tổng thu do cơ quan thuế quản lý vượt khoảng 245.588 tỷ đồng so với dự toán, bằng 113,7% so với thực hiện năm 2023.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文