Sai 5/12 chữ Hán Việt và Hán Nôm, câu đối nghĩa trang liệt sĩ phải khắc lại

15:27 05/01/2023

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị vừa có Công văn số 3382 gửi UBND tỉnh này, báo cáo kết quả trả lời thư đề xuất của công dân về việc sửa chữa những từ Hán Nôm đối với 2 câu đối tại Đền thờ Bác Hồ ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Hai câu đối được dịch ra tiếng Việt là: Vạn thuở lưu danh liệt sĩ/ Ngàn đời tạc sử Trường Sơn.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Bài, trú 145 Lê Thánh Tông, khu phố 10, phường 5, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, có thư gửi UBND tỉnh Quảng Trị, nội dung 2 câu đối kể trên với mỗi câu có 6 chữ Hán Nôm nhưng sai sót tới 5 chữ Hán Nôm.

Cụ thể, theo ông Bài, chữ "Thuở" chỉ về thời gian nên phải viết bộ nhật. Chữ "Lưu" khi viết bộ thủy thì không có nghĩa là để lại mà chuyển động như lưu thông, lưu lạc, lưu dân, lưu truyền. Vì vậy, phải viết chữ "Lưu" bộ điền, có nghĩa là lưu giữ, lưu trữ, lưu danh để tiếng cho đời sau. Chữ "Liệt" trên là hàng lối ngang, như liệt vị, liệt hạng, la liệt. Vì vậy, phải viết chữ "Liệt" có bộ hỏa, nghĩa là mạnh mẽ, cương trực, rực rỡ như liệt sĩ, liệt nữ chết vì đất nước.

Chữ "Tạc" chưa chuẩn, khi viết bộ mộc có nghĩa là cây Tạc (danh từ), không đối với chữ "Lưu" (động từ). Do đó, phải mượn chữ "Tác" vừa là động từ vừa có nghĩa khắc chạm để đối với chữ "Lưu" mới đúng. Ngoài ra, chữ "Sử" trong 2 câu đối trên có nghĩa là khiến, giả sử, đặt điều ra, nên không đúng, mà phải viết chữ "Sử" có nghĩa lịch sử, quốc sử.

“Câu đối đặt trước Đền thờ Bác Hồ là thiêng liêng, cao quý. Với tình cảm đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu và anh linh các Anh hùng, Liệt sĩ đang an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và trách nhiệm của một công dân thôi thúc tôi viết thư này, kính đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị và các ngành liên quan nghiên cứu, xem xét lại 5 chữ Hán Nôm, gồm Thuở, Lưu, Tạc, Liệt, Sử để ý nghĩa của câu đối được trọn vẹn, đúng nghĩa”, ông Bài viết.

Sau khi ông Bài có thư, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh này kiểm tra, có phương án chỉnh sửa nếu 2 câu đối trên sai

. Theo đó, trên cơ sở thư đề xuất của ông Nguyễn Văn Bài, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị đã có công văn gửi Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đề nghị Phân viện quan tâm cho ý kiến.

Qua nghiên cứu và tham vấn thầy giáo Phan Đăng, dịch giả, chuyên gia Hán Nôm thuộc Đại học Huế, đơn vị này có văn bản trả lời: Căn cứ bản chụp của ông Nguyễn Văn Bài: Vạn thuở lưu danh liệt sĩ/Ngàn đời tạc sử Trường Sơn, thì toàn văn có 12 từ, trong đó có 9 từ Hán Việt (vạn, lưu, danh, liệt, sĩ, tạc, sử, Trường, Sơn) và 3 từ Nôm (thuở, ngàn, đời).

Trong 9 từ Hán Việt được thể hiện bằng chữ Hán đã sai 4 chữ (lưu, liệt, tạc, sử); trong 3 từ Nôm đã sai 1 chữ (thuở), tổng cộng sai 5 chữ.

Văn bản nêu: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến đóng góp của ông Nguyễn Văn Bài là chính xác và đầy trách nhiệm. Đề nghị nên chữa lại như sau (ảnh trên). Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế rất mong Quý cơ quan kịp thời sửa chữa những điểm đã nêu ở trên”.

Theo Công văn 3382 của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị, đơn vị này đề nghị UBND tỉnh đồng ý chủ trương việc sửa chữa, khắc lại 2 câu đối tại Đền thờ Bác Hồ ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn theo như nội dung, ý kiến tại văn bản của Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Thừa Thiên Huế.

Nguồn kinh phí để sửa chữa, khắc lại 2 câu đối này được trích từ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh.

Thanh Bình

Ngày 10/9, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam đã ký văn bản gửi tới Bộ Giao thông Vận tải về việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu Phong Châu mới.

“Lực lượng chức năng đang khẩn trương tiến hành các biện pháp cứu nạn, cứu hộ… Đề nghị cơ quan, tổ chức và nhân dân phối hợp cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến người, phương tiện bị nạn và các thông tin khác có liên quan đến vụ việc trên!”, tiếng loa phát thanh liên tục vang lên trên bờ sông Hồng, mang theo cả nỗi xót xa và sự hy vọng của những CBCS Công an, lực lượng cứu hộ, cứu nạn và cả của người dân, đang mong chờ một phép màu đến với những người bị nạn. 

Cát Bà được mệnh danh là đảo ngọc, thủ phủ du lịch của Hải Phòng. Cơn bão số 3 đã càn quét, phá hủy hàng trăm nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà dân và các công trình công cộng, trụ sở cơ quan khiến huyện đảo trở nên hoang tàn, đổ nát. 

Sáng 10/9, trên mạng xã hội lan truyền 1 đoạn clip chia sẻ hình ảnh nước lũ đang cuồn cuộn tràn qua mặt đê, một số thông tin cho rằng đây là hình ảnh ở Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà (Hải Dương). Thông tin trên đã gây hoang mang dư luận, khiến nhiều người dân lo lắng.

Trong đêm 9/9 và sáng 10/9, lũ trên sông Hồng tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục lên và duy trì ở trên mức báo động 3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008. Tại Hà Nội, nước sông đã tiến sát khu vực dân cư bãi Phúc Xá, nguy cơ gây ngập ven bờ.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, đêm 9/9 và rạng sáng 10/9, nhiều địa bàn của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục có mưa to đến rất to. Lượng nước trên các sông liên tục dâng cao gây ngập úng nhiều khu vực. Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Công an tỉnh Tuyên Quang đã chủ động triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi tránh trú an toàn.

Trận mưa từ chiều và đêm qua và rạng sáng nay (10/9), đã gây ngập lụt trên một số tuyến phố ở Thủ đô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông của người và các phương tiện. Lực lượng CSGT rất vất vả trong giờ cao điểm sáng để điều tiết, hỗ trợ người dân đi qua các điểm ngập.

Rạng sáng 10/9, tại thôn Làng Dạ 2, xã Cam Đường, TP Lào Cai xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng gây hư hại tài sản, sập nhà cửa. Rất may, 10 hộ dân với 45 nhân khẩu tại đây đã thoát nạn do được lực lượng công an và chính quyền xã di dời từ đêm hôm trước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文