Tăng số lượng lấy mẫu kiểm tra doping trong thể thao: Việc cần thiết, liên tục!

08:04 03/10/2024

Trong cuộc làm việc gần đây với Cục Thể dục Thể thao (TDTT) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Tổ chức phòng, chống doping quốc tế (WADA) đã đề nghị ngành Thể thao tăng số lượng lấy mẫu doping hằng năm. Đó là việc đáng để ngành Thể thao đầu tư, xem đây là  cần thiết và cần liên tục duy trì.

Tháng 3/2024, tại một hội thảo khoa học do Cục TDTT tổ chức, thông tin được đưa ra là từ năm 2003 đến nay, thể thao Việt Nam đã có 48 trường hợp VĐV Việt Nam dính doping (chất cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao). Các ca dính doping này chủ yếu bị phát hiện trong quá trình thi đấu quốc tế, một số bị phát hiện trong quá trình tập luyện.

Gần đây nhất, là trường hợp một nữ VĐV dương tính với chất cấm tại Giải vô địch Aerobic châu Á năm 2023. Trước đó, vụ việc 5 tuyển thủ điền kinh cũng dương tính với chất cấm khi thi đấu tại SEA Games 31 năm 2022 cũng gây ồn ào dư luận…, bắt nguồn từ việc các tuyển thủ này sử dụng thực phẩm chức năng có chứa chất cấm mà không biết.

Sau giải trình từ các VĐV trong nhóm 48 VĐV trên, lý do dẫn đến dương tính với chất cấm có nhiều, cả từ chủ quan và khách quan, trong đó có sự thiếu hiểu biết khi dùng thuốc chữa bệnh hay thực phẩm chức năng; liên quan đến quy trình phối hợp giữa HLV – VĐV – bác sĩ đội tuyển khi VĐV không chủ động báo cáo HLV, bác sĩ về loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà mình sử dụng … Và dù với lý do nào thì sự nghiệp của VĐV dính doping cũng bị ảnh hưởng, nhiều người khi trở lại thi đấu sau án phạt không thể đạt được phong độ tốt nhất trước đó.

Trong khi đó, ngành Thể thao cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng. Bởi con số 48 ca dính doping có thể là ít với những nền thể thao có hàng chục ca doping mỗi năm. Nhưng chắc chắn, con số đó vẫn đáng lưu tâm. Bởi hầu hết số ca dính doping đều đến trong khi thi đấu quốc tế hoặc do Tổ chức phòng, chống doping quốc tế kiểm tra, lấy mẫu thử đột xuất trong quá trình VĐV tập huấn tại đội tuyển quốc gia. Hiểu theo cách khác, số tiền lấy mẫu thử doping đều từ các tổ chức quốc tế tổ chức giải đấu hoặc tổ chức chuyên về doping quốc tế.

Trong khi đó, số VĐV Việt Nam dính doping từ các giải đấu trong nước lại ít hơn hẳn số lượng VĐV dính doping thi đấu quốc tế, ước tính chủ chiếm 1/ 4 trong tổng số 48 ca kia. Số này chủ yếu bị phát hiện trong quá trình thi đấu tại Đại hội thể thao toàn quốc (trước đây còn gọi là Đại hội TDTT toàn quốc). Sẽ có những thắc mắc về việc VĐV thi đấu ở giải trong nước lại ít dính doping so với khi thi đấu quốc tế.

Thực tế, do có quá ít mẫu thử doping tại các giải đấu trong nước nên mới ra số lượng VĐV dính doping như vậy. Còn nếu tăng số lượng mẫu thử doping thì chưa biết con số thế nào. Vấn đề còn nằm ở kinh phí của ngành Thể thao dành cho việc lấy mẫu thử doping tại các giải đấu trong nước còn quá ít so với yêu cầu thực tế. Như năm 2024, kinh phí cấp cho đơn vị phụ trách phòng, chống doping tại Việt Nam là Trung tâm doping và y học thể thao Việt Nam cũng đủ chỉ để lấy khoảng 90 mẫu thử cho cả VĐV đang tập trung ở đội tuyển quốc gia và một số giải đấu trong hệ thống thi đấu quốc gia như điền kinh, bơi… Người trong nghề đương nhiên là muốn có nhiều mẫu thử doping hơn nhưng “cái khó bó cái khôn”. Chi phí cho ra kết quả mỗi mẫu thử cũng phải mất khoảng 200 USD. Hiện tại, Việt Nam không có  phòng xét nghiệm đạt chuẩn của Tổ chức phòng, chống doping quốc tế nên các mẫu thử đều phải gửi tới các phòng xét nghiệm ở các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc… Cho nên muốn có nhiều mẫu thử phải có nhiều kinh phí.

Tổ chức phòng, chống doping quốc tế cũng đã đánh giá cao khâu tuyên truyền phòng, chống doping của ngành Thể thao Việt Nam trong những năm gần đây. Đó cũng là một cách để hạn chế các trường hợp dính doping trong thi đấu của VĐV tại các giải quốc tế, quốc gia. Và từ đó, nâng vị thế, hình ảnh thể thao Việt Nam.

Tuy nhiên, trong khuyến cáo của mình, Tổ chức phòng, chống doping quốc tế cũng đề nghị ngành Thể thao Việt Nam tăng cường lấy mẫu thử doping đối với các VĐV, cả trong thi đấu cũng như trong tập luyện. Việc này cũng nhằm phòng ngừa từ sớm từ xa các trường hợp dính doping ngay từ chính trong nước, trong đó chính các VĐV cũng phải thấy rõ nguy cơ bị dính doping. Từ đó, sẽ không “dễ dãi” trong dùng thuốc chữa bệnh, sử dụng thực phẩm chức năng, thậm chí chủ động sử dụng doping.

Còn khi biết chắc giải đấu mà mình tham dự không có xét nghiệm doping thì sự “dễ dãi” của HLV, VĐV với chất cấm càng có đất phát triển. Như thế sẽ tạo nên sự thiếu công bằng với chính các VĐV khác đang nỗ lực thi đấu, tập luyện bằng chính thực lực, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng, chống doping. Xa hơn, rất có thể đội tuyển quốc gia sẽ tuyển nhầm các trường hợp đạt thành tích tốt do vô tình hoặc cố tình sử dụng doping.

Cho nên, không còn cách nào khác là ngành Thể thao phải tính toán để tăng kinh phí xét nghiệm doping tại các giải đấu thuộc hệ thống thi đấu quốc gia. Sẽ tốt hơn cả nếu ngành chủ động phối hợp với các Liên đoàn Thể thao quốc gia trong việc này, đặc biệt khi kinh phí phân bổ cho ngành dự báo sẽ không có đột phá. Ở chiều ngược lại, chính các Liên đoàn Thể thao quốc gia, các đơn vị quản lý thể thao ở địa phương cũng phải xắn tay cùng ngành Thể thao trong việc này thay vì để ngành tự giải quyết. Bởi xét cho cùng, đấy là việc tốt cho hình ảnh của thể thao Việt Nam nói chung.

Truyền thông phòng, chống doping tại 15 giải đấu trong năm 2024

Theo kế hoạch, Trung tâm phòng, chống doping và y học thể thao Việt Nam sẽ thực hiện truyền thông về phòng, chống doping tại 15 giải đấu trong nước năm 2024. Việc này cũng mang đến hiệu ứng tích cực nhưng chính các HLV, VĐV cũng mong muốn có nhiều hơn mẫu thử doping được thực hiện để tạo nên những sân chơi thực sự công bằng. (Minh Khuê)

Minh Hà

Đường Điện Biên Phủ (Ba Đình - Hà Nội) nằm trong tuyến phố mới được quy hoạch tổng thể (năm 1894) chạy suốt từ Quảng trường Ba Đình tới dốc Bác Cổ (Trần Quang Khải - Hoàn Kiếm). Tuy nhiên, hiện nay đường phố Điện Biên Phủ chỉ dài chừng 1.150 mét, rộng 14 mét.

Mặc dù thời tiết không thuận lợi, song với tinh thần khẩn trương, CBCS Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động, tập trung nhân lực, vật lực xây dựng nhà ở cho các hộ dân bị mất nhà hoàn toàn do lũ lụt trên địa bàn xã Mường Pồn, huyện Điện Biên.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền tiền do phạm tội mà có chủ yếu để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB; trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau; chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng khống.

Tại đặc khu kinh tế “Tam giác Vàng” thuộc tỉnh Bokeo, nước CHDCND Lào có nhóm tội phạm do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, thành lập hoạt động dưới dạng công ty, chuyên lôi kéo, tuyển mộ những đối tượng người Việt Nam, Lào tham gia thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam trong nước.

Cùng với việc khởi tố, bắt tạm giam bị can thứ nhất trong vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can thứ hai, nhưng áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài khoảng 2.063km. Giai đoạn 1, từ năm 2017 – 2020 đã hoàn thành đưa vào khai thác nâng tổng số km đường bộ cao tốc thuộc tuyến Bắc – Nam phía Đông hiện tại lên 1.206km. Giai đoạn 2 từ 2021 – 2025 đang triển khai thi công 842km. Nếu hoàn thành đúng tiến độ, thì đến năm 2026 sẽ cơ bản nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

Như Báo CAND đã đưa tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra ở Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam (địa chỉ tại Văn phòng tòa nhà C1 Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà Nội). Có thể nói, đây là một vụ án gây rúng động dư luận, bởi lần này, cơ quan điều tra đã bóc trần được “lớp lang” phạm tội của cả một tổ chức báo chí, từ người đứng đầu chỉ đạo đến người thực hiện hành vi… 

“Con chính thức quyết định rời khỏi đảng Việt Tân. Kính thưa quý cha, quý ông bà, anh chị em và cộng đồng. Suốt 2 năm qua con là Thái Văn Dung đã dừng tất cả mọi công việc với đảng Việt Tân sau khi con bị hai người trong đảng Việt Tân là anh Trần Minh Nhật và Nguyễn Văn Tráng (tên thường dùng là Sĩ) đã mang thông tin nội bộ từ Việt Tân, rồi thêm thắt và bịa đặt để đưa lên mạng FB Trang Thu Tran để vu khống, đấu tố liên quan đến vụ việc 8/3/2021 tại Thái Lan” - Đây là nội dung trong một bài viết được đăng tải trên trang facebook của Thái Văn Dung (SN 1988, HKTT tại Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).

Vào hồi 11h40 ngày mùng 2/10/2024, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 78 tuổi, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文