Thăm nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên dòng Kiến Giang

06:28 04/02/2024

Những ngày cuối năm, dù tất bật công việc nhưng nhiều người luôn tìm đến ngôi nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Dọc các xóm làng ở quê nhà Đại tướng, người dân Lệ Thuỷ đang tất bật chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Thăm nhà Đại tướng, nâng niu những kỷ vật mộc mạc, giản dị, đơn sơ, nhiều người đã không cầm được nước mắt, bởi tình yêu thương và lòng kính trọng đối với người con đất Việt đã trọn đời vì nước, vì dân.

Những kỷ vật như còn hơi ấm

Con đường làng vào nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn được người làng thường xuyên quét dọn sạch sẽ, tinh tươm. Tự hào về người con quê hương, có lẽ mỗi người dân An Xá đều mong muốn được làm một việc gì đó để biết ơn Đại tướng. Ngôi nhà cấp 4 với 3 gian nếp xưa nằm nép mình dưới những tán cây xanh.

Ngôi nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

Hơn 30 năm qua, ngày ngày ông Võ Đại Hàm (người gọi Đại tướng bằng ông thúc bá) vẫn đều đặn thức khuya, dậy sớm nâng niu từng kỷ vật dưới ngôi nhà này. Bộ bàn ghế, chiếc giường, những bức ảnh... sau hàng chục năm vẫn vẹn nguyên bởi bàn tay chăm sóc tỉ mẩn của ông Hàm. Mấy năm gần đây, do ông Hàm tuổi cao sức yếu, nên có thêm ông Võ Xuân Hoà (cháu thúc bá của Đại tướng), hai người thay nhau giữ gìn ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng.

Bên chiếc bàn đơn sơ ở nhà lưu niệm Đại tướng, chúng tôi được ông Hàm, ông Võ Xuân Hoà và cô Nguyễn Thị Thu Hoài (người cháu bà con bên ngoại của Đại tướng) làm hướng dẫn viên gần 20 năm nay ở nhà lưu niệm của Đại tướng cho biết: năm 1947, biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi làm cách mạng, giặc Pháp đốt cháy trụi ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của gia đình. Năm 1977, ngôi nhà của Đại tướng mới được gia đình và chính quyền địa phương phục dựng nguyên trạng trên nền đất cũ.

Lúc đầu, chính quyền địa phương có ý kiến xây dựng ngôi nhà khang trang nhưng gia đình không đồng ý. Sau đó, ngôi nhà gỗ 3 gian, 2 chái, lợp ngói theo nếp nhà truyền thống của vùng quê lúa Lệ Thủy kiểu xưa được phục dựng. Lúc làm nhà, địa phương muốn dùng gỗ lim nhưng Đại tướng kiên quyết không đồng ý vì theo ông làm thế sẽ trở thành tiền lệ cho mọi người phá rừng dùng gỗ lim dựng nhà. Theo ý Đại tướng ngôi nhà chỉ làm gỗ vườn, sau đó ngôi nhà được làm bằng gỗ vườn trồng ở quê nhà Lệ Thuỷ.

Ngôi nhà được lợp mái đơn sơ, dưới mái lợp thêm chái tranh làm cửa chống lên che mưa, che nắng. Gian chính giữa ngôi nhà đặt bàn thờ tổ tiên, trên bàn thờ treo di ảnh hai cụ thân sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phía thấp hơn là di ảnh Đại tướng. Phía ngoài bàn thờ đặt chiếc bàn tiếp khách đơn sơ và gian bên cạnh là phòng ngủ có chiếc giường trải chiếu cói. Xung quanh kèo nhà treo một số ảnh của Đại tướng chụp chung với Bác Hồ và ảnh Đại tướng chụp chung với nhiều chiến sĩ. Những vật dụng gia đình ở nông thôn vùng lúa Lệ Thuỷ như cày, bừa, cuốc, xẻng, chum, vại... được sắp đặt ngăn nắp. Được biết, trong những lần về thăm quê, Đại tướng đã rất xúc động khi thấy ngôi nhà của gia đình được phục dụng tỉ mỉ giống như những tháng năm Đại tướng ở nhà.

Phía sau nhà Đại tướng có cây khế ngọt trĩu quả đã hơn 100 năm tuổi. Nhờ cây khế hơn 100 năm tuổi ấy, người ta đã xác định được vị trí chính xác để phục dựng ngôi nhà Đại tướng trên nền đất cũ. Cơn gió nhẹ thoảng qua lay lay cành khế làm giăng mắc hoa tím rụng đầy cả lối đi. Lúc còn khỏe, mỗi lần về thăm nhà, Đại tướng vẫn thường ngắm cây khế với nhiều ký ức trong vắt tuổi thơ.

Dưới tán gốc khế này, thửa thiếu thời, Đại tướng thường ngồi học bài và cùng bạn bè đồng lứa vui chơi đánh khăng, đánh đáo. Trước đây, lúc còn sống mỗi lần về thăm quê, nơi đầu tiên mà Đại tướng đến là nghĩa trang liệt sĩ huyện, để thắp hương cho người cha kính yêu của mình - liệt sĩ Võ Quang Nghiêm và những chiến sĩ của ông đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Rồi Đại tướng đến thắp hương trên mộ mẹ và những người thân đã khuất ở nghĩa trang gia đình. Sau đó về bên ngôi nhà nhỏ, Đại tướng kính cẩn thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Ông hỏi thăm những người bạn thuở thiếu thời xem ai còn ai mất, bắt tay, ôm từng người bà con, làng xóm. Trong ký ức của vị tướng huyền thoại luôn đầy ắp hình ảnh dòng Kiến Giang trong xanh, hiền hòa cùng làn điệu hò khoan Lệ Thủy, Quảng Bình. Với ông đó là một phần máu thịt quê hương…

Nhiều sử gia chép lại: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có hai vấn đề xuyên suốt tư tưởng và hành động của Đại tướng qua đôi câu nói mà Bác Hồ từng căn dặn: “Chú Văn ạ! Làm cách mạng phải dĩ công vi thượng” và “có dân là có tất cả”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, suốt cả cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề thấy bóng dáng tư lợi, nhân cách của Đại tướng trong sáng, giản dị mà cao thượng.

Những cảm xúc khi đến thăm nhà Đại tướng

Trong một buổi chiều gần cuối năm, khi Tết cổ truyền dân tộc đang cận kề, tôi may mắn được… đưa cho đọc những cuốn sổ lưu niệm ở nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đọc những dòng chữ viết xúc động viết về Đại tướng mà nước mắt cứ chảy dài. Đó là nét chữ thơ ngây của em bé học sinh tiểu học ở tận mũi Cà Mau về thăm khu nhà Đại tướng; nét chữ của những cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, suốt cuộc đời luôn xem Đại tướng như người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam; hay những má, những mẹ ở miền Nam, miền Bắc một lần được đến thăm nhà Đại tướng đã mãn nguyện, hạnh phúc lắm rồi.

Em Đặng Phương Nam, sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân viết “Là một người con của quê hương Phú Thọ - đất tổ anh hùng, hôm nay con thật may mắn khi được về thăm quê hương của Đại tướng ở thôn An Xá. Khi bước chân đến đây, trong lòng con cảm thấy vô cùng xúc động, tự hào và biết ơn vô cùng những công lao và cống hiến của Đại tướng. Con viết dòng này ở đây để thương, để nhớ, để khắc ghi, để biết ơn Đại tướng…”.

Đưa 2 con đang học lớp 12 và lớp 9 về thăm nhà lưu niệm Đại tướng nhân dịp cuối năm, chị Trần Hoài Thương ở Long An nói rằng: gia đình chị ai cũng ngưỡng mộ Đại tướng, đặc biệt là 2 đứa con, mỗi lần trên ti vi chiếu phim tư liệu về Đại tướng, thì dù đang đến bữa cơm, hay làm gì cả nhà cũng dừng tay để xem phim. Cuối học kỳ 1 vừa rồi, 2 cháu học được loại giỏi, nên vợ chồng chị Thương thực hiện lời hứa là cho 2 cháu ra thăm ngôi nhà tuổi thơ và viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Bạn Đinh Công Thành - D48 Học viện Cảnh sát nhân dân viết: “Chúng con xin tri ân sâu sắc những đóng góp của Đại tướng. Nguyện noi gương, học tập Đại tướng về đạo đức, tư cách, lối sống khiêm nhường, giản dị. Chúng con luôn phấn đấu xứng đáng với những công sức mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ lão thành cách mạng trong đó có Đại tướng”.

Còn đây là những dòng lưu niệm ở nhà Đại tướng của Sư đoàn đặc công du: “Đoàn chúng cháu vào dâng hương kính viếng Đại tướng và gia tộc. Chứng kiến di tích nhà lưu niệm của Đại tướng, chúng cháu càng thấy rõ truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình, quê hương và đạo đức cách mạng sáng ngời của cả gia đình Đại tướng. Chúng cháu nguyện học tập và làm theo tấm gương của Đại tướng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”. Đứng dưới gốc khế nhà Đại tướng, anh Nguyễn Văn Hải ở huyện Thanh Chương, Nghệ An chia sẻ: "Đọc báo, nghe đài nhiều về Đại tướng, nhưng được tận mắt thấy nơi Đại tướng sinh ra, lớn lên giản dị đến đơn sơ thật xúc động vô cùng. Về đây rồi thấy lòng mình càng thêm kính trọng, khâm phục Đại tướng”.

Rời khu lưu niệm nhà Đại tướng, tôi ra bờ sông Kiến Giang nhìn dòng nước lững lờ trôi lại chợt nhớ đến hình ảnh Đại tướng những lần về thăm như mới hôm nào. Đâu đó, tiếng hò khoan Lệ Thủy cất lên nghe lòng phiêu diêu trong chiều cuối năm êm ả "Anh đưa em về thăm quê em xứ Lệ, nơi giọng hò ru anh thời thơ trẻ, sông nước chan hòa ôm ấp tình quê bởi Kiến Giang xanh ôm mái tóc thề, ngày xa quê anh không hẹn lại… về".

Dương Sông Lam

Ngày 28/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa có vừa có thêm một ca mắc bệnh sởi tử vong. Đây là ca bệnh tử vong thứ 3 do mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong năm nay…

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Do vị trí rất đẹp - cạnh sân golf và khu du lịch Bà Nà Hills, giá lại khá mềm nên dù hạ tầng chưa hoàn thiện, hàng trăm nền tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh chóng có chủ, được cấp sổ hẳn hoi. Đối chiếu với chủ trương ban đầu của chính quyền thành phố, PV Báo CAND thật sự giật mình khi nhận thấy có khá đông người từ địa phương khác cách dự án cả nghìn cây số như tận TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Nội, thậm chí là Thái Nguyên, Hải Phòng… cũng tranh thủ được khá nhiều suất nền đẹp ở đây với tổng diện tích đất thổ cư được tính bằng… “hécta”. Một trường hợp “đúng đối tượng” nhưng sở hữu hàng loạt lô nền… 

Sau khi phát hiện gần 1 tấn thành phẩm và nguyên liệu tại cơ sở sản xuất chả Phạm Xu Tý (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có chất hàn the, chiều tối 27/12, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (gọi tắt Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với chủ cơ sở này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文