Những bước chân thầm lặng nơi địa đầu Tổ quốc

09:00 25/11/2016
Có những mặt trận không tiếng súng nhưng không kém phần gian nan, vất vả. Có những chuyến đi kéo dài cả tháng trời, trèo đèo, lội suối sống "bốn cùng" với bà con dân bản. Khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nhưng không phải ai cũng hiểu hết được sự hi sinh thầm lặng của những chiến sĩ Phòng An ninh xã hội (PA88) Công an tỉnh Hà Giang...


Ai đã từng một lần đặt chân tới vùng địa đầu Tổ quốc, tới những vùng nghèo khó nhất của tỉnh Hà Giang mới thấy hết những khó khăn, vất vả của người dân nơi này. Đường đi khúc khuỷu quanh co, một bên núi cao, một bên vực sâu thăm thẳm. Có những cung đường nhỏ hẹp, bao bọc bởi những cao nguyên đá sừng sững liên tục những khúc cua tay áo nguy hiểm, đi một lần mà đã thấy rợn người, chẳng  dám nghĩ đi đến lần thứ 2.

Thế nhưng với những người lính Phòng PA88 thì những cung đường ấy đã trở nên quá quen thuộc bởi những chuyến đi xuống địa bàn thực hiện "4 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc) để nắm chắc tình hình, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Có những chuyến đi vận động, truy bắt các đối tượng phản động phải vào tận những bản làng, hay những vùng giáp biên giới xa xôi, hẻo lánh, kéo dài cả năm trời, đi bộ hàng chục km đường rừng núi, khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng vẫn không ngăn được niềm đam mê, nhiệt huyết với công việc của các anh. Chính vì địa thế hiểm trở, tách biệt, nên cuộc sống của đồng bào dân tộc gặp nhiều khó khăn, thiếu trình độ hiểu biết, nhận thức.

Đó cũng là điểm yếu để các đối tượng phản động lợi dụng điều này để lôi kéo, dụ dỗ bà con đi theo tổ chức thù địch, ra sức tuyên truyền, tổ chức chống phá Đảng và Nhà nước. Vì thế, nhiệm vụ của những chiến sĩ Phòng PA88 càng nặng nề hơn bao giờ hết.

Nhớ lại chuyến đi Mèo Vạc để vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc không đi theo tổ chức phản động Dương Văn Mình, Thượng tá Sùng Mí Páo, Phó Phòng PA88 vẫn không quên những ngày tháng gian khổ khi sống cùng bà con nơi đây.

Nhờ chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình, tổ chức phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả, các anh đã phát hiện ở Niêm Sơn, Tà Lủng (Mèo Vạc) có nhiều hộ gia đình đi theo tổ chức phản động Dương Văn Mình.

Trao tặng Huân chương Chiến công hạng ba cho tập thể Phòng PA88.

Đây là một địa bàn phức tạp, khó khăn cho chính quyền vào để tuyên truyền vận động. Được sự đồng ý của cấp trên, đích thân Thượng tá Sùng Mí Páo và một đồng chí phó phòng chỉ đạo hai tổ công tác (mỗi tổ 4 đồng chí) trực tiếp xuống địa bàn, ăn ở cùng bà con để tuyên truyền, vận động. Tuy không cách xa trung tâm huyện là mấy nhưng vì không có đường ôtô đi vào nên anh em phải đi xe máy rồi cuốc bộ vài chục cây số mới vào đến bản làng xa nhất.

Vốn là một người dân tộc Mông, nói được nhiều thứ tiếng dân tộc, Thượng tá Sùng Mí Páo không khó để lấy được niềm tin với người dân trong bản. Sau một thời gian tìm hiểu, Thượng tá Sùng Mí Páo mới biết nguyên nhân vì sao bà con nơi này lại ghét chính quyền mà đi theo tổ chức phản động.

Do không muốn bà con dân bản theo đạo nên thay vì giảng giải động viên thuyết phục các cán bộ địa phương dùng biện pháp mạnh để ngăn cản. Chính sự thiếu khéo léo, tế nhị đã khiến bà con dần xa lánh chính quyền. Nhận rõ được điều này, qua nhiều thời gian sống cùng nhân dân, biết họ đều là những người dân lương thiện, chỉ vì thiếu hiểu biết về pháp luật, nhận thức kém nên mới dễ bị kẻ xấu lôi kéo, anh em trong tổ công tác thực hiện triệt để chính sách "bốn cùng" với bà con để khéo léo vận động, thuyết phục.

Suốt thời gian ở địa bàn, các chiến sĩ An ninh nhiệt tình giúp đỡ bà con làm nương, xây dựng nhà cửa, đường sá. Nhà nào nghèo khó anh em lại ủng hộ lương thực, thực phẩm; ốm đau cũng mua thuốc, đường, sữa thăm hỏi. Nhà nào có trẻ con đi học lại mua quần áo, sách vở cho các cháu. Cứ thế các anh trở thành người một nhà thân thiết với dân bản lúc nào không hay.

Qua những câu chuyện tếu táo đời thường, những lần đi làm nương rẫy cùng hay uống rượu, chúc tụng nhau trong các lễ hội cùng dân bản, các anh lại tranh thủ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp người dân nhận thức được những việc làm đúng đắn, gạt bỏ những phong tục tập quán cổ hủ, mê tín dị đoan, vạch trần những thủ đoạn xấu xa của các đối tượng phản động. Chính sự gần gũi, gắn bó của các chiến sĩ Phòng PA88 đã tạo được niềm tin với đồng bào dân tộc và chính họ là người giúp đỡ các anh vận động con em mình rời bỏ tổ chức phản động, trở về bản sinh sống.

Chuyên án đấu tranh ngăn chặn hoạt động lập "Nhà nước Mông" và chuyên án đấu tranh ngăn chặn hoạt động tập hợp lực lượng người Mông của bọn phản động người Mông sống lưu vong ở Mỹ cũng thành công ngoài sức tưởng tượng nhờ sự khéo léo, mềm mỏng và trình độ nghiệp vụ cao của các cán bộ chiến sĩ Phòng PA88.

Phát hiện được âm mưu, ý đồ của các đối tượng phản động trong người Mông Mỹ muốn thông qua Vương Kim Liên để móc nối với người Mông ở Hà Giang lập "hội ái hữu trong người Mông", gây tình hình phức tạp trong vùng dân tộc, các trinh sát được điều xuống địa bàn, trực tiếp sống bốn cùng với bà con dân bản để nắm chắc diễn biến tình hình, quản lý địa bàn tranh thủ người có uy tín trong dòng họ Vương giúp tuyên truyền đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam để bên ngoài hiểu rõ hơn, ủng hộ Việt Nam.

Quá trình sống cùng bà con, các trinh sát đã tiếp cận và đối thoại trực tiếp với Vương Kim Liên. Nhận thấy Liên là một kẻ bất cần đời, luôn có những biểu hiện chống đỡ và đối phó quyết liệt, các trinh sát đã tìm mọi biện pháp để thu phục, hướng Liên trở về với cuộc sống đời thường.

Trong chuyên án này, mỗi chiến sĩ An ninh thực sự ăn, ở cùng người dân tộc Mông, làm việc tối ngày, giúp bà con phát triển kinh tế, đồng thời cũng là một tuyên truyền viên mẫu mực, khơi dậy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Mông và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền với đồng bào dân tộc, khéo léo vận động bà con sống và làm việc theo đúng pháp luật, tránh xa những cám dỗ, lôi kéo của các tổ chức phản động.

Nhờ đó, bà con dân bản lại trở thành những người giúp sức cho cán bộ khi vận động con em mình, vận động Liên trở về bản, từ bỏ tư tưởng chống phá Nhà nước và sống có ích cho xã hội.

Quân số ít lại phụ trách cả một địa bàn rộng lớn như tỉnh Hà Giang, công tác đảm bảo an ninh xã hội, an ninh quốc gia ở những địa bàn cơ sở, đặc biệt là những vùng biên giới của các chiến sĩ Phòng PA88 vô cùng khó khăn vất vả.

Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sỹ của đơn vị căng sức bám địa bàn, bám dân, nắm chắc tình hình từng ngày, từng giờ; kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng biện pháp giải quyết hiệu quả, từng bước ổn định tình hình ANTT, tạo thế trận an ninh nhân dân tại các địa bàn trọng điểm.

Ngoài việc nâng cao hiệu quả các mặt công tác, Phòng PA88, Công an tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt chính sách về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc thiểu số và các vấn đề xã hội khác liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật; xây dựng và triển khai thế trận an ninh nhân dân, tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu của các thế lực thù địch nhằm gây mất an ninh trật tự trong vùng dân tộc, tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Từ những kết quả đạt được, trong 5 năm qua, Phòng PA88, Công an tỉnh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Bộ Công an công nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Vì ANTQ cấp cơ sở 2 năm liên tiếp, nhiều năm liền được Bộ Công an, UBND tỉnh tặng bằng khen và Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen...

Nhiều cá nhân cũng đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh và lãnh đạo các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, chiến đấu.

Tuấn Trình-Ngọc Trâm

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文